Ếch, rắn, thằn lằn... có nọc độc cực nguy hiểm nhưng vì sao chúng không tự làm hại mình?

Các loài động vật trong tự nhiên đích thị là bậc thầy độc dược. Chúng sử dụng bí kíp này để hạ độc con mồi nhưng không bao giờ “phản” chính mình.

Nhiều loài ếch, rắn... có nọc độc mạnh thì ai cũng khiếp sợ. Nhưng nhiều người còn nếm mùi đau khổ từ các loài vật có độc yếu hơn, chẳng hạn như con bọ cánh cứng nữa cơ. Bạn có nghe câu chuyện về nhà bác học Darwin chưa?

Thời còn ở ĐH Cambridge, có lần đi thơ thẩn trong sân trường, Darwin bắt gặp 2 con bọ cánh cứng đất, ông dùng cả hai tay bắt chúng lên quan sát. Nhưng khi đó lại có con bọ cánh cứng thứ ba xuất hiện, nó có tên Panagaeus cruxmajor và rất hiếm gặp.

Darwin kể tiếp: "Tôi không thể từ bỏ bất kì con nào cả. Nên tôi nhẹ nhàng đặt một con bọ vào giữa kẽ răng để bắt tiếp con thứ ba. Đột nhiên, tôi cảm thấy con "quái vật" tí hon kia phun ra thứ axit đắng và gắt kinh khủng vào cổ họng mình. Tôi liền... vuột mất luôn 3 con bọ!".

Thế nhưng, vì sao con bọ cánh cứng có thể thoát khỏi hàm răng Darwin mà không hề trúng độc của chính nó phun ra? Và các động vật hữu độc nói chung - bí quyết nào giúp chúng tránh khỏi tự đầu độc mình?

Bí kíp 1: Trữ độc một cách an toàn trong cơ thể

Con bọ cánh cứng thả bom chính là áp dụng cách này. Chúng có 2 loại ngăn ở bụng, chứa lần lượt 2 chất lỏng hydroquinone và hydrogen peroxide.

Bình thường các chất này chung sống hòa bình với nhau. Tuy nhiên, khi bọ cánh cứng cảm thấy bị đe dọa, ống van giữa 2 loại ngăn này mở ra.

Ếch, rắn, thằn lằn... có nọc độc cực nguy hiểm nhưng vì sao chúng không tự làm hại mình?
Bọ cánh cứng thả bom.

Hai chất hóa học phản ứng với nhau, đạt tới nhiệt độ gần 100 độ C, tạo ra khí đẩy chất lỏng độc hại bắn ra ngoài cơ thể. Nhà bác học Darwin vẫn còn may mắn chán, chứ côn trùng gặp độc này có thể tử vong ngay.

Mặt khác, ống thải độc lại không liên kết với các tế bào khác của cơ thể, giữ cho bọ cánh cứng được an toàn.

Tương tự như thế, con sứa độc cũng có một cấu trúc hình mũi tên, gọi là nematocyst trên các tua râu của nó. Đối với các loài sứa không độc mà có thể ăn được, người ta vẫn luôn phải loại bỏ phần tua râu này đi.

Ếch, rắn, thằn lằn... có nọc độc cực nguy hiểm nhưng vì sao chúng không tự làm hại mình?
Con sứa độc cũng có một cấu trúc hình mũi tên, gọi là nematocyst trên các tua râu của nó.

Rắn độc cũng áp dụng cách trên. Chúng trữ độc trong 1 ngăn riêng trên đầu và chỉ có 1 lối ra mà thôi - thông qua răng nanh của rắn đến con mồi chứ không có hướng ngược lại. Tuy nhiên, rắn độc còn 1 cách khác để "thoát hiểm".

Ếch, rắn, thằn lằn... có nọc độc cực nguy hiểm nhưng vì sao chúng không tự làm hại mình?
Chúng trữ độc trong 1 ngăn riêng trên đầu và chỉ có 1 lối ra mà thôi - thông qua răng nanh của rắn.

Bí kíp 2: Tiến hóa để tạo nên khả năng sinh hóa kháng độc

Rắn đuôi chuông và các loài rắn độc khác tự sản xuất một loại protein đặc biệt, giúp làm vô hiệu hóa chất độc có trong máu.

Trong khi đó, loài ếch phi tiêu cũng trải qua quá trình tiến hóa để kháng độc nhưng với cơ chế khác biệt. Hợp chất độc của ếch là alkaloids, được tổng hợp bằng cách ăn thịt các con chân đốt nhỏ như ve hay kiến.

Ếch, rắn, thằn lằn... có nọc độc cực nguy hiểm nhưng vì sao chúng không tự làm hại mình?
Ếch phi tiêu độc.

Trong số alkaloids của ếch phi tiêu thì độc mạnh nhất lại là chất epibatidine. Nó có tác dụng ức chế hệ thần kinh giống như nicotine trong thuốc lá nhưng mạnh hơn gấp 10 lần. Vì thế, một lượng epibatidine nhỏ bằng hạt đường đã đủ gây chết người.

Nhưng đối với các con vật dùng hợp chất alkaloids nói chung, gene của chúng sẽ biến đổi vừa đủ để các thụ thể thần kinh không tiếp nhận được alkaloids nữa. Nói cách khác là vô hiệu hóa độc.

Sẵn nói về mặt tiến hóa thì trong tự nhiên, không chỉ con vật dùng độc mới phát triển khả năng kháng độc thôi đâu. Kẻ thù lẫn con mồi cũng đều tương tự như thế.

Ví dụ như rắn nịt tất và con mồi của chúng là kỳ giông thì đều có độc. Trải qua hàng triệu năm, mỗi bên đều phát triển khả năng kháng độc để săn mồi hay tự vệ. Việc này vẫn còn đang diễn ra.

Ếch, rắn, thằn lằn... có nọc độc cực nguy hiểm nhưng vì sao chúng không tự làm hại mình?
Kỳ giông ăn ếch độc.

Điều đó nghĩa là, chỉ những con kỳ giông độc nhất mới không bị rắn ăn thịt. Ngược lại, chỉ có những con rắn "lì lợm" nhất mới đủ sức tiêu hóa con kỳ giông cực độc.

Loài chuột ăn côn trùng ở Bắc Mỹ có tên grasshopper mice và con mồi của nó là bọ cạp độc; thằn lằn gai nhọn và con mồi kiến độc; ốc sên biển và con mồi sứa độc - tất cả mỗi cặp này đều có mối thù đời đời kiếp kiếp với nhau. Kẻ nào độc hơn sẽ thắng trong cuộc chiến sinh tồn!

Và bạn còn nhớ con bọ cánh cứng thả bom đã làm Darwin khiếp đảm chứ? Trong thế giới loài vật, nó độc đến nỗi con cóc ăn vào phải "ói" ra chỉ sau vài giờ.

Lí do vì sao con cóc lẫn con bọ cánh cứng đều sống tiếp - điều đó vẫn còn là bí ẩn!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Loài thú sở hữu đến… 4 dương vật “độc nhất vô nhị” trên Trái đất

Loài thú sở hữu đến… 4 dương vật “độc nhất vô nhị” trên Trái đất

Echidna là một loài thú lông nhím bản địa hết sức đặc biệt của Úc, Tasmania và New Guinea.

Đăng ngày: 01/08/2018
Hỏi dễ, khó trả lời: Tại sao chim hót?

Hỏi dễ, khó trả lời: Tại sao chim hót?

Nếu loài người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thì loài chim cũng giao tiếp thông qua những “bài hát” của mình.

Đăng ngày: 01/08/2018
Tại sao mèo liếm bạn? Câu trả lời rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết!

Tại sao mèo liếm bạn? Câu trả lời rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết!

Trên thực tế thì đây không chỉ là thắc mắc của riêng Kelley, mà còn của rất nhiều con sen trung thành đang ngày đêm phục vụ các boss nữa.

Đăng ngày: 30/07/2018
Giòi đuôi chuột bò quanh nhà người phụ nữ Anh

Giòi đuôi chuột bò quanh nhà người phụ nữ Anh

Bex Deen, một cư dân ở Southampton, Anh, ghi hình sinh vật lạ dài 13cm có thân hình mập mạp giống xúc xích và chiếc đuôi mỏng như đuôi chuột trườn quanh góc nhà, The Sun đưa tin.

Đăng ngày: 30/07/2018
Sinh vật cổ đại Siberia sống lại, hoạt động sau 42.000 năm đóng băng

Sinh vật cổ đại Siberia sống lại, hoạt động sau 42.000 năm đóng băng

Loài sâu cổ đại sống lại sau 42.000 năm chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu hứa hẹn giúp các nhà khoa học đạt bước tiến đột phá trong công nghệ đóng băng.

Đăng ngày: 28/07/2018
76 vịt con xếp hàng dài bơi theo mẹ gây sốt

76 vịt con xếp hàng dài bơi theo mẹ gây sốt

Khoảnh khắc vịt mẹ dẫn đàn con đông đúc đi kiếm ăn trên mặt hồ nước ở Mỹ lọt vào ống kính của một nhiếp ảnh gia.

Đăng ngày: 27/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News