Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh
Như muôn loài, "yêu" cũng là cách để hổ duy trì nòi giống. Thế nhưng, cách yêu của vị chúa tể rừng xanh này cũng thật độc đáo.
Chỉ đến mùa giao phối, hổ mới có nhu cầu sống cùng "bạn khác giới"
Hổ là loài độc cư, chỉ đến thời kỳ giao phối chúng mới đến sống cùng nhau. Độ tuổi phát dục của loài hổ tương đối giống nhau. Hổ cái khoảng 3 tuổi rưỡi, còn hổ đực thì muộn hơn một chút. Thời kỳ động dục của hổ diễn ra từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Trong thời gian này, tiếng gầm của hổ rất vang, có thể đạt đến 2km, xa hơn bình thường gấp nhiều lần để có thể quyến rũ bạn tình.
Tuy nhiên, cuộc chinh chiến với yêu đương của “ông ba mươi” không hoàn toàn đơn giản. Trong suốt mấy tháng ròng ấy, những chú hổ đực phải lang thang khắp nơi để tìm cho được người bạn tình như ý của mình. Cho đến khi gặp được “ý trung nhân” mọi việc cũng chưa hẳn đã kết thúc. Một cô hổ cái xinh đẹp có thể có đến 4-5 chàng theo đuổi. Vì vậy, chỉ có chàng hổ nào thực sự đủ mạnh để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh mới giành được trái tim của người đẹp. Đó hoàn toàn không phải là một cuộc chiến dễ dàng, ngược lại, nhiều khi những chàng hổ đáng thương phải trả bằng cái giá rất đắt.
Nhưng “thắng thì làm vua”, chàng hổ dũng mãnh nhất sẽ giành được trọn vẹn trái tim của người đẹp. Thông thường thì các cặp tình nhân hổ thường làm tình với nhau vào buổi sáng sớm trong lành và yên tĩnh. Mỗi ngày, chúng "gặp nhau" khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Các nàng khi động dục thường phát ra tiếng kêu hưng phấn, chủ động tiếp cận hổ đực.
Chuyện yêu đương mãnh liệt của chúa sơn lâm
Các cặp tình nhân hổ cũng không bao giờ vội vàng. Trước khi làm tình, hổ đực và hổ cái bao giờ cũng có thói quen ngửi mùi của nhau. Sau đó, hổ đực mới từ từ đi ra phía sau hổ cái và cuộc làm tình bắt đầu. Cuộc ái ân giữa một cặp hổ kéo dài không quá một phút. Hổ cái thường có thói quen phát ra tiếng kêu hưng phấn và kích động trong khi đang ân ái với bất cứ chú hổ đực nào. Còn hổ đực lại có thói quen cắn nhẹ vào phần đầu và gáy của hổ cái.
Cứ như vậy, cuộc tình giữa một cặp hổ kéo dài trong khoảng 4-5 ngày liên tiếp. Nhưng một điều mà bất cứ chàng hổ nào dù dũng mãnh nhất cũng không quên rằng, ngay sau khi cuộc “mây mưa” đã kết thúc thì ngay lập tức phải rút lui nếu như không muốn xảy ra một cuộc chiến nảy lửa.
Hổ cái 1-2 năm mới sinh nở một lần, mỗi lần mang thai kéo dài 105 ngày, mỗi lần mang thai từ 1-5 hổ con, thông thường thì chỉ có 2 con. Hổ mẹ chịu trách nhiệm nuôi nấng hổ con cho đến khi hổ con trưởng thành, thông thường khoảng thời gian này là 3 năm. Hổ đực sau cuộc tình chớp nhoáng thường trở về với lãnh địa của mình và tìm kiếm một nàng hổ mới. Cũng có trường hợp người ta thấy hổ đực cùng vợ và các con sống cùng nhau. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi
Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.
