Florida đón "mưa cự đà" trong Giáng sinh vì trời quá lạnh

Với thời tiết lạnh bất thường và lệnh giới nghiêm được áp đặt ở một số nơi, bang Florida, Mỹ đang phải trải qua mùa Giáng sinh kỳ lạ nhất từ trước đến nay.

“Brrr! Nhiệt độ dự kiến lạnh hơn nhiều vào Giáng sinh”, Cơ quan Thời tiết Quốc gia ở Miami viết lên Twitter vào đầu tuần này. "Cự đà có thể sẽ rơi xuống đất".

Vì là loài bò sát máu lạnh, cự đà sống trên cây ở nam Florida thường bị tê cứng trong thời tiết lạnh giá và rơi xuống đất. Tuy vậy, chúng vẫn còn sống và sẽ “tỉnh lại” khi trời ấm lên.

Cơ quan Thời tiết Quốc gia ở Miami hồi đầu tuần cảnh báo nam Florida sẽ đón kỳ nghỉ Giáng sinh lạnh nhất trong 21 năm qua. Nhiệt độ thấp nhất vào sáng 26/12 có thể giảm xuống mức âm 1 đến 4 độ C.

Florida đón mưa cự đà trong Giáng sinh vì trời quá lạnh
Cự đà ở nam Florida thường bị bất động và rơi xuống đất khi trời quá lạnh. (Ảnh: AP).

Với người dân Florida, "mưa cự đà" đã trở thành sự kiện quen thuộc theo mùa. Cự đà không phải động vật bản xứ ở Florida mà là loài xâm hại. Chúng phát triển mạnh tại đây, đe dọa nhiều loài bản xứ và hệ sinh thái địa phương. Dù sống dai, cự đà rất nhạy cảm với thời tiết. Trong những tháng mùa hè ấm áp, loài bò sát máu lạnh này tận hưởng điều kiện thuận lợi. Nhưng khi mùa đông đến, không khí lạnh khiến chúng "hóa đá". Cự đà đông cứng thường ngã từ các thân cây, rơi thẳng xuống đất như táo chín rụng. Mỗi năm, số lượng cự đà rơi do thời tiết lạnh ngày càng tăng, bất chấp nỗ lực tiêu diệt chúng.

Tuy nằm bất động, cự đà rơi không thực sự chết. Trong phần lớn trường hợp, chúng chỉ bị lạnh quá mức nên không thể hoạt động bình thường và bám vào cành cây. Nếu được đặt ở nơi ấm áp, chúng sẽ hồi sinh. Nhưng giống như mọi động vật hoang dã, cự đà có thể tấn công để tự vệ nếu thấy con người.

Cự đà xâm nhập vào Florida thông qua những con tàu đi từ Trung Mỹ, Nam Mỹ và một số hòn đảo Caribe. Cự đà bám theo tàu bị thu hút bởi thời tiết thuận lợi ở Florida. Do không có động vật ăn thịt, chúng sinh sản mạnh ở môi trường mới, khiến số lượng tăng vọt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mẫu vật tiết lộ loài rắn mới có ít đốt sống nhất

Mẫu vật tiết lộ loài rắn mới có ít đốt sống nhất

Các nhà sinh vật học báo cáo phát hiện một loài rắn đào hang chưa từng được mô tả sống tại hai hòn đảo Samar và Leyte ở Philippines.

Đăng ngày: 26/12/2020
Nai sừng tấm trắng quý hiếm xuất hiện ở Thụy Điển

Nai sừng tấm trắng quý hiếm xuất hiện ở Thụy Điển

Nhiếp ảnh gia kinh ngạc khi bắt gặp nai sừng tấm có bộ lông đặc biệt do mắc đột biến gene gây thiếu sắc tố.

Đăng ngày: 25/12/2020
La mắng chú chó nhà bạn có thể dẫn đến những hệ quả đau lòng về lâu dài

La mắng chú chó nhà bạn có thể dẫn đến những hệ quả đau lòng về lâu dài

Bạn có thể rất yêu thương chú chó của mình, nhưng hãy thành thật đi: chú ta là một con vật, với những bản năng và tính khí riêng, và sẽ có những lúc chú ta khiến bạn phải vò đầu bứt tóc.

Đăng ngày: 25/12/2020
Đập Tam Hiệp đẩy cá tầm vào nguy cơ tuyệt chủng?

Đập Tam Hiệp đẩy cá tầm vào nguy cơ tuyệt chủng?

Một nhóm nghiên cứu cho rằng đập thủy điện trên sông Trường Giang gây ảnh hưởng đến tuyến sinh dục của cá, trong khi nhóm khác khẳng định nguyên nhân là sự thay đổi nhiệt độ nước.

Đăng ngày: 25/12/2020
Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các loài vật đều có gương mặt giống mèo?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các loài vật đều có gương mặt giống mèo?

Loạt ảnh ghép mặt mèo vào cơ thể của hàng trăm loài động vật khác nhau vô cùng thú vị khiến cư dân mạng trầm trồ.

Đăng ngày: 24/12/2020
Cá sấu

Cá sấu "ranh ma" bày mưu ngậm cành cây trong miệng, săn cò trên cây cao

" Cái khó ló cái khôn", cá sấu đã dựa theo hành vi thường thấy ở những con cò để tạo nên một chiếc bẫy cực kỳ hiệu quả.

Đăng ngày: 24/12/2020
NASA gây phẫn nộ vì giết 27 con khỉ trong cùng ngày

NASA gây phẫn nộ vì giết 27 con khỉ trong cùng ngày

Tất cả những con khỉ do NASA nuôi nhốt đã bị giết vào cùng một ngày trong năm 2019. Động thái khiến các nhà vận động bảo vệ quyền lợi động vật phẫn nộ.

Đăng ngày: 23/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News