Gần 500 tỷ USD "bốc hơi" mỗi năm vì sa mạc hóa
Liên Hợp Quốc cho hay tình trạng sa mạc hóa đã tấn công 168 nước, gây thiệt hại kinh tế tới 490 tỷ mỗi năm.
>>> Nhiệt độ của Trái Đất có nguy cơ tăng thêm 5 độ C
Trong một phân tích kinh tế được công bố vào tuần trước, Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc (UNCCD) cảnh báo rằng tình trạng thoái hóa đất hiện nay gây thiệt hại 490 tỉ USD mỗi năm và làm mất một diện tích đất gấp ba lần diện tích đất nước Thụy Sĩ, Guardian đưa tin.
Sa mạc hóa đã lan tới 168 nước.
“Thoái hóa đất và hạn hán đang cản trở sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Đây là thách thức mà các chính phủ cần xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng bằng cách nào bạn khiến họ xem xét một cách nghiêm túc? Bằng cách cho họ thấy khôi phục những vùng đất bị xói mòn là một trong những cách đầu tư thông minh nhất vào thời điểm này”, Luc Gnacadja, thư ký điều hành của UNCCD, nhận định.
Ông nói thêm rằng sa mạc hóa, thoái hóa đất và hạn hán là một vấn đề của sự thất bại mang tính thị trường. Năm 1990, chỉ 110 nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa. Nguyên nhân gây thoái hóa đất khá đa dạng, song những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm hạn hán, biến đổi khí hậu, tập quán thâm canh và quản lý nước kém.
Sa mạc hóa không phải là vấn đề mà nhiều nước quan tâm. Việc Canada rút khỏi UNCCD là một trong những ví dụ về thực trạng ấy. Nhưng mối quan hệ của nó đối với biến đổi khí hậu và an ninh lương thực đã khiến một số chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp lo ngại trong bối cảnh dư luận lo ngại thế giới sẽ không có đủ lương thực để nuôi sống dân số trong tương lai.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
