Gắn máy tính nhỏ nhất thế giới trên lưng một con ốc sên, phát hiện ra bí quyết sinh tồn độc đáo

Một điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra đối với quần thể ốc sên tự nhiên ở quần đảo Société trên Thái Bình Dương vào những năm 1970. Khi đó, một loài ốc sên săn mồi ngoại lai đã xuất hiện tại đây và chúng nhanh chóng xóa sổ hơn 50 loài ốc sên trên cây có nguồn gốc bản địa. Nhưng có một loài đã thoát khỏi nanh vuốt của những kẻ xâm lược, đó là loài ốc sên Partula Hyalina vỏ trắng.

Để tìm hiểu ra bí mật sinh tồn của loài ốc này, các nhà sinh học và kỹ sư của Đại học Michigan đã tìm cách gắn những chiếc máy tính có thể coi là nhỏ nhất thế giới lên vỏ ốc của chúng. Thông qua quá trình theo dõi này, nhóm nghiên cứu có thể lấy được các dữ liệu mà thông thường không thể thu thập được.

Gắn máy tính nhỏ nhất thế giới trên lưng một con ốc sên, phát hiện ra bí quyết sinh tồn độc đáo
Máy tính gắn trên lưng loài ốc sên ngoại lai.

Những chiếc máy tính tí hon này có tên Michigan Micro Mote, được một nhóm kỹ sư phát minh vào năm 2014. Và đây là dự án thực địa đầu tiên của các thiết bị này, khi được gắn trên lưng những con ốc sên tí hon.

Vào năm 2015, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng lớp vỏ trắng độc đáo của Partula Hyalina có thể mang lại cho nó một lợi thế quan trọng trong các môi trường sống ven rừng, vì nó phản xạ chứ không phải hấp thụ bức xạ ánh sáng để trở thành thứ thu hút đối với những kẻ săn mồi. Để kiểm tra ý tưởng của mình, họ cần theo dõi mức độ tiếp xúc ánh sáng của loài ốc sên này cũng như những con ốc ngoại lai trong ngày.

Gắn máy tính nhỏ nhất thế giới trên lưng một con ốc sên, phát hiện ra bí quyết sinh tồn độc đáo
Hệ thống máy tính siêu nhỏ có kích cỡ nhỏ hơn cả vỏ ốc sên.

Nhưng, một hệ thống camera hay máy tính theo dõi sử dụng chip trên thị trường lại quá lớn cho trường hợp này. May mắn là họ đã phát hiện ra Michigan Micro Mote, chỉ có kích thước 2x5x2mm. Kết hợp với các kỹ sự, họ đã sửa đổi hệ thống cảm biến thông minh để có thể thu thập lượng dữ liệu mong muốn.

Các nhà nghiên cứu cũng bổ sung một máy thu năng lượng vào hệ thống, sử dụng các tế bào năng lượng mặt trời siêu nhỏ để sạc pin và liên tục đo mức độ ánh sáng thông qua việc đo tốc độ sạc pin, từ đó tìm ra cường độ ánh sáng trong môi trường sống của ốc sên.

Gắn máy tính nhỏ nhất thế giới trên lưng một con ốc sên, phát hiện ra bí quyết sinh tồn độc đáo
Các nhà nghiên cứu dùng nam châm gắn máy tính lên lá cây.

Nhóm nghiên cứu đã gắn thiết bị cảm biến trực tiếp vào ốc sên ngoại lai. Nhưng Partula Hyalina là loài động vật đang được bảo vệ, nên họ cần một phương pháp gián tiếp. Vì chúng là loài động vật sống về đêm và thường ngủ vào ban ngày trong khi bám vào lá cây, nên nhóm nghiên cứu đã sử dụng nam châm để đặt hệ thống máy tính ở phía trên và phía dưới của chiếc lá nơi những con ốc này bám vào. Vào cuối mỗi ngày, các nhà nghiên cứu tải xuống dữ liệu từ kết nối không dây của từng chiếc máy tính.

Dữ liệu cho thấy vào buổi trưa, môi trường sống của Partula Hyalina nhận được lượng ánh sáng mặt trời cao gấp 10 lần so với ốc sên ngoại lai. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng ngay cả khi bóng tối bao phủ, nhưng con ốc ngoại lai cũng sẽ không mạo hiểm đến bìa rừng để bắt những con ốc sên Partula Hyalina, vì chúng không thể trốn vào bóng râm trước khi mặt trời trở nên quá nóng.

Gắn máy tính nhỏ nhất thế giới trên lưng một con ốc sên, phát hiện ra bí quyết sinh tồn độc đáo
Nghiên cứu đặc tính môi trường mang lại thông tin để có thể bảo vệ các loài sinh vật sống tại đó.

Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống máy tính độc đáo này đang giúp họ hiểu cách sinh sống và bảo vệ các loài đặc hữu trên những hòn đảo. Theo đó, nếu nhóm có thể lập bản đồ và bảo vệ những môi trường sống này thông qua các biện pháp bảo tồn thích hợp, họ có thể tìm ra cách để đảm bảo sự tồn tại của các loài.

Ốc Partula Hyalina rất quan trọng đối với nền văn hóa của người dân địa phương do màu sắc của vỏ ốc rất bắt mắt, có thể sử dụng làm vòng đeo cổ và đồ trang sức. Ốc sên sống trên cây cũng rất quan trọng đối với hệ sinh thái rừng trên đảo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá chình có thể nuốt chửng con mồi trên cạn

Cá chình có thể nuốt chửng con mồi trên cạn

Cá chình Moray có bộ hàm thứ hai. Những chiếc hàm phụ này có thể chụm về phía trước ngay lập tức để kẹp vào con mồi và kéo con vật vào miệng nó.

Đăng ngày: 18/06/2021
Rắn tấn công máy bay nhưng phương pháp xua đuổi của hãng mới khiến mọi người bất ngờ

Rắn tấn công máy bay nhưng phương pháp xua đuổi của hãng mới khiến mọi người bất ngờ

Vì có quá nhiều rắn đuôi chuông tấn công những chiếc máy bay A380 đang đậu trên sa mạc California, nhân viên hãng phải sử dụng đến ‘cán chổi’ để xua đuổi.

Đăng ngày: 17/06/2021
Bối rối trước hành vi

Bối rối trước hành vi "tắm kiến" kỳ quặc của loài quạ

Phủ kiến lên khắp cơ thể, một hành vi kỳ lạ và bí ẩn ở quạ, lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia.

Đăng ngày: 17/06/2021
Mạng nhện khổng lồ xuất hiện ở Australia

Mạng nhện khổng lồ xuất hiện ở Australia

Hàng triệu con nhện cùng nhả tơ đã tạo ra những tấm mạng nhện khổng lồ bao phủ vùng ngoại ô thành phố Traralgon, Australia.

Đăng ngày: 17/06/2021
Anh chàng câu được con cá quý giá, phóng sinh cá rồi mới tiếc “hùi hụi”

Anh chàng câu được con cá quý giá, phóng sinh cá rồi mới tiếc “hùi hụi”

Anh Josh Rogers sống ở bang Arkansas (Mỹ) đã vô tình bắt được một con cá màu vàng lấp lánh hiếm thấy, tại hồ Beave trên cao nguyên Ozark.

Đăng ngày: 16/06/2021
Loài hươu đốm đã xâm lăng Hawaii như thế nào?

Loài hươu đốm đã xâm lăng Hawaii như thế nào?

Năm 1867, Vua Hawaii nhận 8 con hươu đốm nhưng thả chúng ra ngòi tự nhiên, hành động này đã khiến cho cuộc xâm lăng của chúng bắt đầu.

Đăng ngày: 16/06/2021
Chuột chào đời từ tinh trùng đông lạnh trên trạm ISS

Chuột chào đời từ tinh trùng đông lạnh trên trạm ISS

Tinh trùng chuột đông lạnh nhiều tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được đưa trở về Trái Đất và thụ tinh thành công với trứng, cho ra đời con non khỏe mạnh.

Đăng ngày: 13/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News