Gan ngỗng nhân tạo đầu tiên trên thế giới có vị giống hệt gan ngỗng thật
Gan ngỗng nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ tế bào gốc của vịt khiến một đầu bếp Michelin không thể tìm ra điểm khác biệt.
Các nhà nghiên cứu tạo ra gan ngỗng bằng cách lấy tế bào từ một trứng đã thụ tinh và nuôi bằng dưỡng chất mà vịt được cho ăn, bao gồm protein, amino axit và chất béo. Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả là sản phẩm giống gan ngỗng truyền thống với vị ngon và ngậy mà không vi phạm đạo đức.
Gan ngỗng nhân tạo của Gour.mey. (Ảnh: Gourmey).
Gan ngỗng làm từ gan của vịt hoặc ngỗng bị nhồi ăn trở thành món ăn cấm kỵ sau nhiều năm các nhà hoạt động vì quyền động vật phản đối cách sản xuất. Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp Gourmey ở Pháp cho biết lựa chọn thay thế nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể xua tan những lo ngại về vấn đề đạo đức. Công ty không tiết lộ tại sao họ sử dụng trứng vịt thay cho trứng ngỗng nhưng mà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Nicolas Morin-Forest giải thích quá trình tạo ra gan ngỗng nhân tạo.
"Trong trứng có tế bào gốc. Chúng có khả năng phân chia và nhân lên miễn là ở trong môi trường phù hợp", Morin-Forest nói. "Chúng tôi đã tách tế bào gốc từ trứng và cung cấp một môi trường kiểm soát mô phỏng môi trường của trứng. Sau khi nạp chất dinh dưỡng giống như trong thức ăn dành cho vịt, tế bào nhân lên như ở trong trứng. Tiếp đó, bạn điều chỉnh chất dinh dưỡng để thúc đẩy loại tế bào mong muốn. Nếu muốn tế bào gan, bạn hãy điều chỉnh lượng dinh dưỡng nạp vào và tế bào sẽ phản ứng lại. Chúng tôi thu hoạch tế bào cơ bắp, tế bào chất béo hoặc tế bào gan và tạo ra sản phẩm".
Một đầu bếp Michelin đến từ Aquitaine, vùng nổi tiếng với gan ngỗng, gần đây đã thử gan ngỗng của Gourmey và cho biết ông không thể tìm ra điểm khác biệt. Với trụ sở ở Paris, Gourmey là một trong những công ty sản xuất thịt từ tế bào, hy vọng cung cấp nhiều giải pháp bền vững thay thế thịt chăn nuôi truyền thống. Morin-Forest và cộng sự lựa chọn gan ngỗng để thử nghiệm bởi món ăn này bị cấm ở nhiều nơi, bao gồm New York bà California. Điều đó có thể thúc đẩy nhiều người tìm kiếm lựa chọn thay thế.
"Từ cùng loại tế bào, chúng tôi tạo ra bất kỳ sản phẩm thịt gia cầm nào. Công ty hy vọng có thể mở rộng ngoài thức ăn nhà hàng trong nỗ lực cung cấp giải pháp bền vững cho nhu cầu thịt trên toàn cầu", Morin-Forest chia sẻ.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
