Gạo biến đổi gene tràn lan ở Trung Quốc

Các quan chức Trung Quốc thừa nhận, gạo biến đổi gene nước này đã vượt rào khỏi các ruộng thí nghiệm, có mặt trên thị trường một cách bất hợp pháp trong nhiều năm qua.

Thông báo này đang châm ngòi cho những cuộc tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề nhạy cảm về kế hoạch đảm bảo an ninh lương thực ở đất nước đông dân nhất thế giới.

Những người ủng hộ gạo biến đổi gene cho rằng loại này chịu hạn hán tốt hơn, năng suất cao hơn và giảm sử dụng thuốc trừ sâu đáng kể.

Theo AFP, từ năm 2009, hai giống lúa biến đổi gene được Trung Quốc cho phép trồng thực nghiệm trên đồng ruộng nhưng không được bán ra thị trường. Mới tháng 1 năm nay, Bộ Nông nghiệp nước này từng khẳng định: "Không có ngũ cốc biến đổi gene nào được trồng ngoài khu vực thử nghiệm ở Trung Quốc".


Ảnh minh họa.

Nhưng đến tháng 4, một quan chức Bộ Môi trường nói với tuần báo Nanfang Zhoumo rằng, cuộc điều tra giữa 4 cơ quan chính phủ cho thấy: "Các hạt giống biến đổi gene bất hợp pháp đang có mặt ở nhiều tỉnh do quản lý kém".

Trên trang web của Hệ thống cảnh báo của Liên minh châu Âu về thực phẩm và thức ăn gia súc cho biết trong các thực phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, họ đã 115 lần phát hiện gạo biến đổi gene, trong giai đoạn 2006 đến tháng 5 năm nay.

Tổ chức Môi trường Greenpeace năm ngoái cho biết, các giống lúa biến đổi gene đã có mặt ở Trung Quốc từ năm 2005, được bán ở nhiều chợ ở các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây.

Trung Quốc đã cho phép trồng nhiều loại cây biến đổi gene, như hồ tiêu, cà chua và đu đủ. Nước này cũng cho phép nhập khẩu đậu nành và ngô biến đổi gene. Tuy nhiên, gạo lại là chuyện khác, rất nhạy cảm bởi đây là loại thực phẩm chủ chốt của 1,3 tỷ dân Trung Quốc.

Theo ông Tong Pingya, một nhà nông học nổi tiếng Trung Quốc: "Trung Quốc không cần phải phát triển gạo biến đổi gene, vì nền nông nghiệp của đất nước đã đáp ứng đủ nhu cầu lúa gạo, thậm chí còn xuất khẩu".

Năm ngoái, trong đại hội Nhân dân toàn quốc (Quốc hội), khoảng 100 nhà nghiên cứu đã gửi thư tới đại biểu đề nghị không cho phép sử dụng ngũ cốc biến đổi gene. Họ cũng yêu cầu tổ chức một cuộc tranh luận mở và đòi các sản phẩm biến đổi gene phải được ghi rõ ở nhãn mác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News