Gặp khó trong việc xác nhận dữ liệu vệ tinh, NASA cầu cứu người dân trên toàn cầu

Bạn có sẵn sàng giúp đỡ NASA không?

NASA vừa tiết lộ rằng họ đang nhờ người dân toàn cầu giúp đỡ họ xác minh dữ liệu từ vệ tinh Clouds and the Earth’s Radiant Energy System (CERES), đây là một chiến lược chưa từng có trong lịch sử NASA. Cơ quan không gian này thừa nhận rằng đôi khi các vệ tinh của họ gặp khó trong việc xác định và phân biệt các đám mây. Do vậy, NASA muốn người dùng gửi cho họ các bức ảnh chụp mây từ mặt đất để so sánh dữ liệu.

Gặp khó trong việc xác nhận dữ liệu vệ tinh, NASA cầu cứu người dân trên toàn cầu
NASA muốn người dùng gửi cho họ các bức ảnh chụp mây từ mặt đất để so sánh dữ liệu.

Dự án CERES được giao nhiệm vụ nghiên cứu khí hậu Trái đất, bao gồm vai trò của mây trong vấn đề biến đổi khí hậu. Theo NASA, đôi lúc các thiết bị của họ không thể phân biệt giữa đám mây và những thứ khác trên Trái Đất. Ví dụ, rất khó phân biệt các đám mây mỏng với nền tuyết, đặc biệt là khi nhìn xuống từ độ cao lớn.

Hình ảnh gửi từ mặt đất của người dân trên toàn cầu sẽ được dùng để so sánh với ảnh chụp từ vệ tinh để đảm bảo rằng các thiết bị của NASA chụp chính xác nhất vị trí và hình dáng của những đám mây.

Những ai sẵn sàng giúp đỡ NASA có thể tải về ứng dụng GLOBE Observer đang có sẵn trên cả iOS và Android. Trên ứng dụng này có hướng dẫn chi tiết về cách chụp và gửi ảnh cũng như những chi tiết cần bổ sung. NASA cũng lưu ý rằng giai đoạn đổi mùa giữa mùa đông và mùa hè khá quan trọng cho dữ liệu của họ bởi trong thời gian này những đám mây có một số hoạt động rất thú vị.

Mọi người tham gia có thể gửi tối đa 10 bức ảnh mỗi ngày cho NASA trong thời gian từ nay tới ngày 15/4.

Nếu bức ảnh bạn chụp trùng có khung cảnh với ảnh của một vệ tinh CERES đang đi qua, NASA sẽ gửi cho bạn bản so sánh chi tiết giữa hai bức ảnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Sao đỏ khổng lồ hồi sinh

Sao đỏ khổng lồ hồi sinh "sao zombie" khiến nhà nghiên cứu bối rối

Các nhà nghiên cứu ESA phát hiện gió từ một ngôi sao đỏ khổng lồ giúp hồi sinh xác sao chết đồng hành trong hệ nhị phân.

Đăng ngày: 20/03/2018
Lỗ đen và nghịch lý Hawking

Lỗ đen và nghịch lý Hawking

Stephen Hawking là khoa học gia nổi tiếng nhất hành tinh. Sách được nhiều người biết đến của ông là cuốn A Brief History of Time (Sơ lược Lịch sử Thời gian) khi phát hành đã trở thành hiện tượng.

Đăng ngày: 20/03/2018
Stephen Hawking dự đoán kết thúc của vũ trụ trước khi qua đời

Stephen Hawking dự đoán kết thúc của vũ trụ trước khi qua đời

Trong công trình cuối cùng này, giáo sư Hawking dự đoán vũ trụ thực sự sẽ kết thúc khi những ngôi sao cạn kiệt năng lượng.

Đăng ngày: 20/03/2018
STEVE – cực quang xuất hiện lần đầu với màu tím nhạt

STEVE – cực quang xuất hiện lần đầu với màu tím nhạt

Các nhà khoa học không chuyên đã ghi lại được hình ảnh của một dải cực quang mới được phát hiện.

Đăng ngày: 19/03/2018
Năm 2035: Thang máy vũ trụ được xây dựng như thế nào?

Năm 2035: Thang máy vũ trụ được xây dựng như thế nào?

Thang máy vũ trụ là một dạng phương tiện đề xuất thay thế tên lửa và tàu con thoi để đưa con người vào vũ trụ mà theo các nhà khoa học thì trong khoảng 50 năm nữa nó sẽ rất phổ biến.

Đăng ngày: 19/03/2018
Nga thử nghiệm phá hủy tiểu hành tinh bằng tia laser

Nga thử nghiệm phá hủy tiểu hành tinh bằng tia laser

Các nhà khoa học tại Đại học Vật lý Kỹ thuật Moscow (MIPT) phối hợp với nhiều chuyên gia khác để thử nghiệm biện pháp phá hủy tiểu hành tinh, tránh gây nguy hiểm cho Trái đất.

Đăng ngày: 18/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News