Gấu toàn thân trắng muốt hiếm có, không phải bạch tạng xuất hiện ở Mỹ
Tỷ lệ loài gấu đen có bộ lông trắng muốt toàn thân ngoài tự nhiên là 1 triệu con mới có 1.
Gấu có bộ lông trắng muốt đi lang thang trong khu vực hoang dã ở Western Upper Peninsula, bang Michigan, Mỹ. Đây là cá thể thuộc loài gấu đen Bắc Mỹ, gần như không thể phát hiện ra gấu trong tự nhiên.
Gấu toàn thân trắng muốt hiếm có.
Mới đây, một máy ảnh giấu kín trên đường mòn đi bộ trong khu rừng hoang dã ở Michigan đã ghi lại được hình ảnh hiếm hoi về gấu đen có bộ lông trắng muốt.
Những bức ảnh chia sẻ lên mạng xã hội cho thấy con gấu có bộ lông trắng muốt nổi bật, lạc lõng giữa những tán lá xanh và vỏ cây màu nâu. Theo các chuyên gia, đây là một trong những loài khó nắm bắt nhất trong tự nhiên.
Gấu đen lông trắng muốt không phải là gấu Bắc Cực, không liên quan đến bệnh bạch tạng. Con gấu chào đời là kết quả quá trình lai tạo bộ gene lặn tạo ra lông trắng giữa gấu bố và gấu mẹ, với tỉ lệ xuất hiện ngoài tự nhiên là 1/1.000.000.
Cody Norton, chuyên gia về động vật làm việc tại Sở Tài nguyên địa phương cho biết: "Thật thú vị khi nhìn thấy gấu trắng xuất hiện ở khu vực này. Con gấu đực nhỏ khoảng 2 tuổi".
Người dân địa phương gọi những con gấu này là gấu thần linh.
Gấu có bộ lông trắng thành công hơn 35% so với gấu đen trong việc bắt cá hồi. Bộ lông trắng của gấu khó bị cá phát hiện dưới nước hơn so với lông đen nên gấu có thể bắt cá dễ dàng hơn.
Theo các nhà chức trách động vật hoang dã Canada, người dân địa phương gọi những con gấu này là thần linh uy quyền được người dân bản địa tôn trọng. Họ không bao giờ săn bắt hay tiết lộ vị trí của chúng cho những người thợ săn.
Quan niệm dân gian ở địa phương cho rằng nếu xâm phạm tới những con gấu thần linh, họ sẽ phải chịu trừng phạt nặng nề.
Gấu thần linh như một vị thần bảo hộ của rừng già, bảo vệ sự sống sinh sôi nảy nở ở đó. Ngày nay, số lượng loài gấu này chỉ còn khoảng dưới 1000 và chỉ có một con duy nhất đang được nuôi dưỡng ở công viên British Columbia, Canada.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
