Liên tục trúng "bom vũ trụ", Mặt trăng lăn đi 10 độ

Nghiên cứu mới của NASA cho thấy Mặt trăng của chúng ta liên tục phải đi lang thang trên chính trục của nó do chịu đựng quá nhiều cú tấn công từ vũ trụ.

Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng với rất nhiều miệng hố va chạm chi chít trên bề mặt, là hậu quả của 4,25 tỉ năm lịch sử liên tục hứng những "cú dội bom" từ các thiên thạch và tiểu hành tinh.

Theo Science Alert, các tính toán của NASA cho thấy ngay cả những tác động nhỏ cũng đã làm lung lay vị trí ổn định ban đầu của vệ tinh "xui xẻo" của Trái đất và hiện nay, nó đã... lăn đi tận 10 độ so với trục ban đầu, chưa kể vô số lần lăn qua lăn lại vì bị tấn công.

Liên tục trúng bom vũ trụ, Mặt trăng lăn đi 10 độ
Mặt trăng của Trái đất có bề mặt khá nham nhở, chằng chịt các miệng hố va chạm - (Ảnh: Anh Thư).

Thế nhưng nhà khoa học hành tinh Vishnu Viswanathan từ Trung tâm Chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA cho biết một tin mừng: "Dựa trên lịch sử đóng băng của Mặt trăng, vùng cực đi lang thang đủ vừa phải để nước gần các cực vẫn ở trong bóng tối và có điều kiện ổn định trong hàng tỉ năm".

Điều mà nhà khoa học NASA nói đến chính là nước dưới dạng băng tinh khiến mà cơ quan này và nhiều cơ quan vũ trụ khác tin tưởng rằng vẫn còn ẩn trong các hố va chạm sâu ở nửa tối của Mặt trăng.

Mặt trăng vốn bị "khóa" với Trái đất, khiến nó luôn hướng một mặt duy nhất về phía chúng ta, mặt kia vẫn chìm trong bóng tối. Chính mặt tối đó là vùng đất hứa cho các nhà khoa học không gian, nơi nước và một số vật liệu tại chỗ khác hứa hẹn cung cấp nguồn sống và nhiên liệu để vận hành tàu vũ trụ và căn cứ Mặt trăng trong tương lai.

Đó cũng là lý do NASA nỗ lực nghiên cứu về cách các tiểu hành tinh làm Mặt trăng va đi khi va chạm, để xem nó có quá mạnh để tạo nên sự đổi thay khốc liệt và làm vệ tinh này mất nước hay không. Rất may, 10 độ không phải là quá lớn.

Liên tục trúng bom vũ trụ, Mặt trăng lăn đi 10 độ
Bản đồ địa hình Mặt trăng thể hiện nhiều vết lõm và sự di chuyển của địa cực. Các địa cực sơ khai là chấm tròn đỏ bên dưới, trong khi địa cực hiện tại nằm ở vị trí trung tâm, dải màu đen là đường đi của nó trong suốt 4,25 tỉ năm - (Ảnh: NASA/MIT).

Nguyên nhân Mặt trăng lung lay, bị lăn đi khỏi trục bởi cả các cú va chạm nhỏ, là do mỗi khối đá đều làm thay đổi hình dạng hấp dẫn của nó dù ít dù nhiều. Tích lũy trong một thời gian dài, các thay đổi này đủ để dẫn đến sự thay đổi về cách di chuyển và định hướng trong không gian của cả thiên thể.

Các không gian trống được đục khoét bởi các tiểu hành tinh khiến Mặt trăng tự xoay trở nhằm đưa các lỗ có khối lượng thấp đến cần các cực hơn.

Nhà khoa học hành tinh Davit Smith từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) cho biết tất cả các tính toán trên có được nhờ một sứ mệnh tên GRAIL của NASA, giúp tạo ra một bản đồ cực chi tiết về trường trọng lực của Mặt trăng, thể hiện được cả hiệu ứng của từng miệng hố va chạm.

Nghiên cứu vừa công bố trên Planetary Science Journal.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa Mặt trăng của NASA vượt qua thử nghiệm nhiên liệu

Tên lửa Mặt trăng của NASA vượt qua thử nghiệm nhiên liệu

Tên lửa chở tàu tới Mặt Trăng trong nhiệm vụ Artemis 1 hoàn thành thử nghiệm đổ nhiên liệu quan trọng hôm 21/9, tiến gần hơn tới lịch phóng vào ngày 27/9.

Đăng ngày: 23/09/2022
Kính James Webb chụp sao Hải Vương rõ nét nhất trong 32 năm

Kính James Webb chụp sao Hải Vương rõ nét nhất trong 32 năm

NASA hôm 21/9 công bố ảnh chụp đầu tiên của kính viễn vọng không gian James Webb về sao Hải Vương, hành tinh băng khổng lồ trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 22/09/2022
Giới khoa học chưa thể giải thích vật thể hình điếu xì gà trên vũ trụ

Giới khoa học chưa thể giải thích vật thể hình điếu xì gà trên vũ trụ

Các nhà khoa học cho biết vật thể hình điếu xì gà có nhiều yếu tố phức tạp. Nó có thể là tàu vũ trụ của người hành tinh, do các đặc điểm không giống với sao chổi.

Đăng ngày: 22/09/2022
Bức ảnh đắt giá của

Bức ảnh đắt giá của "mắt thần 10 tỷ đô": Thay đổi hoàn toàn cách khoa học nhìn bầu trời

Trong ba thập kỷ qua, chúng ta đã sống qua một cuộc cách mạng vĩ đại - buổi bình minh của Kỷ nguyên ngoại hành tinh.

Đăng ngày: 22/09/2022
Sự thật chưa kể về thời tiết trong không gian của Hệ Mặt trời!

Sự thật chưa kể về thời tiết trong không gian của Hệ Mặt trời!

Hầu hết mọi người nghĩ về không gian như một vùng trống rỗng của hư vô, nhưng trên thực tế, không gian là một nơi hỗn loạn chứa đầy plasma và từ trường

Đăng ngày: 22/09/2022
Loại khoáng chất dồi dào trên Mặt trăng này có thể cung cấp năng lượng cho nhân loại trong hàng nghìn năm

Loại khoáng chất dồi dào trên Mặt trăng này có thể cung cấp năng lượng cho nhân loại trong hàng nghìn năm

Đây cũng là một trong các động lực thúc giục các quốc gia tìm cách chinh phục trở lại Mặt trăng.

Đăng ngày: 21/09/2022
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất bước vào kỷ băng hà tiếp theo?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất bước vào kỷ băng hà tiếp theo?

Theo National Geographic, Trái đất đã trải qua vài kỷ băng hà lớn - vậy khi nào thì đợt đóng băng lớn tiếp theo sẽ xảy ra?

Đăng ngày: 21/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News