"Thế giới trong gương" đang ra đời cách chúng ta 518 năm ánh sáng

Một thế giới trong gương là bản sao gần hoàn hảo của hành tinh quen thuộc chúng ta vẫn nhìn thấy trên bầu trời, quay quanh một bản sao gần hoàn hảo khác của Mặt trời, đang được thành hình.

Theo Sci-Tech Daily, một kỹ thuật độc đáo mới đã được các nhà thiên văn từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard&Smithsonian (CfA) phát minh để đi tìm những hành tinh non nớt ẩn trong đĩa tiền hành tinh.

Và một thế giới như vậy đã được tìm thấy trong đĩa tiền hành tinh của ngôi sao LkCa 15 trong chòm sao Kim Ngưu.

Thế giới trong gương đang ra đời cách chúng ta 518 năm ánh sáng
Ảnh đồ họa mô tả "thế giới trong gương" gồm một ngôi sao giống Mặt trời và một hành tinh giống sao Thổ - (Ảnh: Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian).

LkCa 15 có khối lượng khoảng 97% Mặt trời và mang cùng tính chất, mát hơn Mặt trời một chút không đáng kể. Một hành tinh "sơ sinh" - có thể khoảng 1-3 triệu tuổi, chỉ là cái chớp mắt trong vòng đời một thiên thể - vừa nổi lên từ đĩa tiền hành tinh.

Theo tiến sĩ Feng Long, tác giả chính của nghiên cứu, việc phát hiện trược tiếp các hành tinh trẻ là rất hiếm hoi bởi vì chúng quá mờ và bị nhiễu bởi lớp khí bụi mờ mịt của các đĩa tiền hành tinh.

Hành tinh non trẻ này có thể trở thành một gã khổng lồ khí giống sao Thổ, kích thước tương đương. Khả năng nhỏ hơn là nó giống sao Thiên Vương.

Nhờ có hệ thống quan sát thiên văn siêu việt ALMA đặt giữa sa mạc tại Chile, các nhà khoa học đã phát hiện ra tới tận 2 điểm mờ nhạt trong đía tiền hành tinh của ngôi sao, nằm khá gần nhau, với ít nhất 1 trong 2 là hành tinh. Rất có thể đĩa tiền hành tinh này còn chứa những hành tinh nhỏ hơn như Trái đất, nhưng rõ ràng tìm chúng ở một thế giới mịt mờ cách chúng ta 518 năm ánh sáng là không dễ dàng.

Các nhà khoa học cho rằng kết quả gợi ý về một phương pháp tìm kiếm hành tinh mới, khi mà chúng ta có thể "bắt" các thế giới xa lạ, càng quý giá hơn khi nó là một "thế giới trong gương" như trên, thứ sẽ gợi ý chúng ta về nguồn gốc của Hệ Mặt trời.

Nghiên cứu vừa được công bố trên The Astrophysical Journal Letters.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc dự định ra mắt dịch vụ du hành dưới quỹ đạo

Trung Quốc dự định ra mắt dịch vụ du hành dưới quỹ đạo

Trung Quốc có kế hoạch đưa các hành khách trả tiền đầu tiên của họ bay vào không gian trong chuyến đi dưới quỹ đạo vào năm 2025.

Đăng ngày: 19/09/2022
Có thể bạn chưa biết: Mặt trời đốt cháy tới 4,27 triệu tấn vật chất mỗi giây

Có thể bạn chưa biết: Mặt trời đốt cháy tới 4,27 triệu tấn vật chất mỗi giây

Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng, nhiệt lượng và năng lượng cho hành tinh của chúng ta cũng như toàn bộ Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 18/09/2022
Bí ẩn vành đai của sao Thổ và sự thật khủng khiếp phía sau

Bí ẩn vành đai của sao Thổ và sự thật khủng khiếp phía sau

Vành đai tuyệt đẹp của Sao Thổ có thể đã được hình thành theo cách mà không ai nghĩ tới.

Đăng ngày: 17/09/2022
Gương vũ trụ chuyển hướng ánh sáng Mặt trời vào Trái đất

Gương vũ trụ chuyển hướng ánh sáng Mặt trời vào Trái đất

Nhà sáng chế Mỹ nêu ý tưởng chế tạo những tấm gương ngoài vũ trụ để hướng ánh sáng xuống những tấm pin Mặt Trời trên Trái Đất ban đêm.

Đăng ngày: 17/09/2022
Một hành tinh khổng lồ đang làm Trái đất khó sống hơn?

Một hành tinh khổng lồ đang làm Trái đất khó sống hơn?

Lẽ ra Trái đất sẽ thân thiện với sự sống hơn nếu một hành tinh khổng lồ và mạnh mẽ tới mức uốn nắn được quỹ đạo của nó có sự thay đổi.

Đăng ngày: 16/09/2022
Tinh vân Tôm hùm rực đỏ trong ảnh chụp năng lượng tối

Tinh vân Tôm hùm rực đỏ trong ảnh chụp năng lượng tối

Máy ảnh Năng lượng tối (DECam) chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về một vùng hình thành sao cách Trái đất 8.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/09/2022
Trạm Thiên Cung cân bằng nhiệt thế nào ở độ cao 400km?

Trạm Thiên Cung cân bằng nhiệt thế nào ở độ cao 400km?

Trung Quốc- Ngoài không gian, trạm Thiên Cung có thể chịu những tia nhiệt 150 độ C ở phía hướng về Mặt Trời, nhưng phía sau chỉ là -100 độ C.

Đăng ngày: 16/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News