Bí ẩn vành đai của sao Thổ và sự thật khủng khiếp phía sau
Vành đai tuyệt đẹp của sao Thổ có thể đã được hình thành theo cách mà không ai nghĩ tới.
Không giống như những vòng tròn mỏng chứa đầy bụi và đất đá bay lơ lửng xung quanh sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, hệ thống vành đai bao quanh sao Thổ vô cùng ấn tượng, và được coi như một biểu tượng khi nhắc tới hành tinh này.
Sao Thổ sở hữu một vành đai rất rõ nét và đặc trưng. (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, sự thật phía sau vành đai này lại là điều khiến không phải ai cũng ngờ tới. Nó thậm chí khiến một số người lo sợ, vì có thể xảy đến với Trái đất.
Theo nghiên cứu mới từ Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, thứ hiện lên tuyệt đẹp này có thể là kết quả của một vụ va chạm cực mạnh giữa sao Thổ và Chrysalis - một Mặt trăng giả định của nó.
Nhận định này được đưa ra sau khi nhóm đã tiến hành hàng trăm mô phỏng, với mỗi mô phỏng có các điều kiện khởi đầu khác nhau.
Theo kịch bản được đề xuất, khoảng 160 triệu năm trước, quỹ đạo của Chrysalis trở nên mất ổn định, khiến vòng quay của nó tịnh tiến lại gần với hành tinh chủ.
Tại đây, lực hấp dẫn của sao Thổ đã kéo vệ tinh tự nhiên của nó lại, và cuối cùng dẫn tới một va chạm khủng khiếp.
Tuy nhiên, mọi thứ từ Chrysalis không mất đi. Các nhà khoa học cho rằng phần lớn vật chất của nó vẫn đang lơ lửng xung quanh quỹ đạo, và lâu ngày đã hình thành các vành đai của hành tinh.
Mọi thứ từ Chrysalis không mất đi mà vật chất của nó lâu ngày đã hình thành các vành đai của hành tinh.
Cuộc chạm trán đầy bạo lực này cũng có thể đã đẩy sao Thổ ra khỏi tầm cộng hưởng vốn có, làm giảm độ nghiêng của trục, dẫn đến những cộng hưởng xảy ra hiện có với sao Hải Vương.
Theo Jack Wisdom, nhà thiên văn tại Viện Công nghệ Massachusetts, đồng thời là người dẫn đầu nghiên cứu, kịch bản này được đề xuất bởi nó đã giải thích một cách chi tiết về tất cả những đặc tính bất thường của sao Thổ, như độ nghiêng trục, quỹ đạo quay, và thậm chí là các vành đai của "hành tinh khổng lồ".
"Chúng tôi đề xuất rằng sao Thổ từng có một vệ tinh, tạm gọi là Chrysalis. Hệ thống này từng hoạt động ổn định trong một thời gian dài. Nhưng dần theo thời gian, vệ tinh của nó thoát khỏi sự cộng hưởng của sao Thổ, và xảy ra một va chạm mạnh, khiến nó vỡ tan, tạo nên những vành đai như ngày nay", Wisdom tổng kết lại.
"Đó là một giả thuyết được chúng tôi tin tưởng", Wisdom cho biết, "nhưng giống như bất kỳ kết quả nào khác, nó sẽ cần phải được xem xét tính khả thi".
Giả định được đề xuất này có thể khiến không ít người cảm thấy "rùng mình", khi liên tưởng tới Trái đất và Mặt trăng. Tuy nhiên trên thực tế, Mặt trăng lại đang dịch ra xa khỏi Trái đất với tốc độ trung bình 4 cm mỗi năm.
Nghiên cứu của Jack Wisdom và các đồng nghiệp được công bố trên tạp chí Science.

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này
Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!
Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời
Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
