Ghé thăm căn phòng "ác mộng" nơi 10.000 con nhện chung sống

Bạn đã bao giờ tưởng tượng phải sống trong một căn phòng với 10.000 con nhện chưa? Nếu chưa thì... đừng cố tưởng tượng nhé!!!

Loài nhện thật đáng sợ, chỉ cần nhìn thấy một con đủ khiến ta nổi da gà. Vậy mà các nhà khoa học tại ĐH Oxford (Anh) lại luôn phải sống và làm việc cùng... 10.000 con nhện trong một căn phòng.

Và dường như để tăng độ rùng rợn, các nhà khoa học này thậm chí còn nghiên cứu những loài nhện chuyên ăn thịt đồng loại!

Căn phòng ác mộng!

Phòng thí nghiệm về côn trùng của ĐH Oxford là một nơi có cho tiền cũng chả ai dám vào tham quan. Bởi đây là nơi nuôi nhốt hơn 10.000 con nhện độc ác nhất, có thể ăn thịt cả đồng loại. Chưa hết, đây còn là nơi tá túc của hàng chục loài côn trùng khác, bao gồm cả những loài "lắm chân" như rết.

Ghé thăm căn phòng ác mộng nơi 10.000 con nhện chung sống
Phòng thí nghiệm về côn trùng nuốt nhốt hơn 10.000 con nhện độc nhất.

Đây là một căn phòng đặc biệt, không chỉ bởi những gì nó chứa bên trong, mà còn cả cách trang trí: bức tường luôn được sơn màu tối, để tạo cho loài côn trùng kia cảm giác an toàn. Bên cạnh đó, cửa ra vào của căn phòng được thiết kế như cửa sập của một chiếc tàu ngầm, rất to và nặng.

Cánh cửa ấy từng khiến nhiều sinh viên phải khóc hết nước mắt khi sập xuống vì không thể mở bằng tay được.

Ghé thăm căn phòng ác mộng nơi 10.000 con nhện chung sống
Những sát thủ ẩn mình trong căn phòng.

Có nhiều điều chúng ta không thể biết nếu chỉ lướt qua căn phòng. Bên trong đây có những con nhện có thể nghe thấy tiếng động của bạn từ rất xa.

Ngoài ra, một số loài nhện còn có khả năng ngụy trang khéo léo, biến mình thành những chiếc lá.

Ghé thăm căn phòng ác mộng nơi 10.000 con nhện chung sống
Có ít nhất 18 loài nhện trong số này có khả năng ẩn mình như vậy.

Có ít nhất 18 loài nhện trong số này có khả năng ẩn mình như vậy. Chúng có thể nấp trong những đôi giày hay chiếc chăn mà bạn không thể phát hiện. Chưa dừng lại ở đó, thậm chí một số loài nhện còn có khả năng bơi lội và săn cá như những loài thủy quái thực thụ.

Lý do tồn tại căn phòng ác mộng

Nếu như những con nhện này nguy hiểm như vậy, tại sao các nhà khoa học lại giữ chúng ở đây?

Trên thực tế, ĐH Oxford đang theo một "trào lưu" mới trong giới khoa học, khi thay vì chọn cừu hay chuột làm đối tượng thí nghiệm, họ là tìm đến những người bạn nhỏ bé đáng sợ có khả năng săn bắt trên cạn.

Ghé thăm căn phòng ác mộng nơi 10.000 con nhện chung sống
Nhện được coi là đối tượng thích hợp cho "trào lưu" này.

Nhện được coi là đối tượng thích hợp cho "trào lưu" này. Không chỉ bởi những tập tính trong đời sống, mà nhện còn mang trong mình một số loại gene giống với con người, có tên gọi Pax-6. Đây là bộ gene cho đôi mắt của nhện.

Nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta có thể cho nhện đôi mắt người nếu chúng được cấy bộ gene Pax-6.

Ghé thăm căn phòng ác mộng nơi 10.000 con nhện chung sống
Nhện và người mang bộ gene khá giống nhau.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu nhện còn giúp ích cho công cuộc nghiên cứu về các loại gen và khả năng di truyền của con người. Như các bạn đã biết ở trên, nhện và người mang bộ gene khá giống nhau. Vì thế để đi sâu trong lĩnh vực này, các nhà khoa học cần có phôi gen để thử nghiệm, và nhện là lựa chọn đơn giản và "kinh tế" nhất.

Nghiên cứu nhện đã có những bước đột phá đáng kể trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, các kết quả nghiên cứu đã giúp khoa học có thêm nhiều đầu mối trong điều trị bệnh tim và làm chậm lại quá trình lão hóa.

Ghé thăm căn phòng ác mộng nơi 10.000 con nhện chung sống
Protein trong nọc độc của nhện đang góp phần đáng kể trong công cuộc chữa trị tổn thương não.

Ngoài ra, các loại protein tìm được trong nọc độc của nhện đang góp phần đáng kể trong công cuộc chữa trị tổn thương não, loạn dưỡng cơ hay bệnh "yếu sinh kém lý" ở nam giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nỗ lực ngăn cản chương trình diệt trừ kangaroo ở Australia

Nỗ lực ngăn cản chương trình diệt trừ kangaroo ở Australia

Hiệp hội bảo vệ kangaroo Australia tìm cách đưa vụ việc ra Tòa án tối cao Australia nhằm ngăn cản hoạt động săn giết kangaroo ở vùng Epping.

Đăng ngày: 09/10/2017
So sánh cân nặng các loài động vật khi chào đời

So sánh cân nặng các loài động vật khi chào đời

Chuột túi mới sinh chỉ nặng 0,75 gram, nhưng cá voi xanh khi vừa sinh ra nặng tương đương một con voi cái châu Á trưởng thành.

Đăng ngày: 08/10/2017
Australia báo động nguy cơ mèo tận diệt loài chim

Australia báo động nguy cơ mèo tận diệt loài chim

Các nhà khoa học Australia thống kê mỗi ngày có đến hơn một triệu con chim nước này bị mèo nhà và mèo hoang giết chết, trong đó hơn 99% là loài chim bản địa, Guardian hôm 4/10 đưa tin.

Đăng ngày: 07/10/2017
Truy tìm loài chim có

Truy tìm loài chim có "vật thể" kì lạ vừa dài vừa to lại còn cụp xòe tùy ý

Cư dân mạng mới share nhau hình ảnh 1 chú chim màu đen, sở hữu 1 vật thể kì lạ vừa dài lại vừa to, ơ xong lại còn cụp cụp xòe xèo các thứ nữa chứ...

Đăng ngày: 07/10/2017
Bắt được “quái vật hút máu” với răng ma cà rồng ở Hà Nội

Bắt được “quái vật hút máu” với răng ma cà rồng ở Hà Nội

Theo tìm hiểu, loài cá sở hữu "nụ hôn thần chết" này chính là một con cá mút đá biển, tên khoa học là Petromyzon marinus, sở hữu một thân hình trụ dài giống những con lươn và có thể phát triển lên đến 120cm và nặng tới 2,3kg.

Đăng ngày: 06/10/2017
Thảm cua đỏ rực phủ kín hòn đảo Australia

Thảm cua đỏ rực phủ kín hòn đảo Australia

Khoảnh khắc những con cua đỏ tí hon với số lượng lên tới hàng nghìn con bò qua khu dân cư trên đảo Christmas được một nhân chứng ghi lại, Long Room hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 06/10/2017
Vì sao trăn khổng lồ liên tiếp tấn công người ở Indonesia?

Vì sao trăn khổng lồ liên tiếp tấn công người ở Indonesia?

Theo Washington Post, hai vụ trăn tấn công người ở Indonesia trong năm nay đều hết sức đáng chú ý. Kẻ tấn công đều là những con trăn dài nhất và mạnh nhất thế giới.

Đăng ngày: 06/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News