Ghép thành công áo giáp La Mã cực hiếm từ thế kỷ thứ 2
Các nhà bảo tồn tại Bảo tàng Quốc gia Scotland đã tái tạo lại một mảnh áo giáp La Mã 1.800 năm tuổi đã bị vỡ thành hơn 100 mảnh. Tác phẩm hoàn thành là một phần của cuộc triển lãm sắp tới.
Chiếc giáp tay La Mã bằng đồng được tái tạo sẽ được trưng bày vào tháng tới như một phần của cuộc triển lãm tại Bảo tàng Quốc gia Scotland. (Ảnh:Duncan McGlynn).
Trong vài tuần, những người bảo tồn bảo tàng đã tỉ mỉ ghép lại cái mà họ gọi là "trò chơi ghép hình cổ đại". Bộ áo giáp bằng đồng thế kỷ thứ hai đã bị vỡ thành hàng chục mảnh và được phát hiện vào năm 1906 nằm rải rác khắp Trimontium, một địa điểm pháo đài La Mã cũ nằm ở phía đông nam Edinburgh.
Các mảnh vỡ này đã nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng kể từ đó, với phần trên được trưng bày trong 25 năm qua (Phần dưới đã được Bảo tàng Trimontium cho mượn).
Fraser Hunter, người phụ trách chính về khảo cổ học thời tiền sử và La Mã tại Bảo tàng Quốc gia Scotland, cho biết: "Đây là một vật thể cực kỳ quý hiếm".
Ban đầu, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng, hiện vật này là một phần của tấm bảo vệ đùi được sử dụng bởi kỵ binh. Tuy nhiên, sau đó, họ nhận ra rằng nó thực sự là một tấm bảo vệ tay lấy cảm hứng từ thiết bị tương tự mà các đấu sĩ đeo tay trong trận chiến.
Hiện vật này sẽ được trưng bày từ ngày 1/2 đến ngày 23/6 như một phần của cuộc triển lãm sắp tới tại Bảo tàng Anh với tiêu đề "Quân đoàn: Cuộc sống trong Quân đội La Mã".

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ
Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.
