Bí ẩn giới hạn tuổi thọ của con người

Các nhà khoa học tranh luận liệu có giới hạn cụ thể cho độ tuổi của con người không. Có người cho rằng con người có thể sống đến 1.000 tuổi.

Tuổi thọ trung bình của con người đã tăng lên trong một thế kỷ qua, nhờ vào tiến bộ trong y học và chất lượng sống nâng cao. Các nghiên cứu cho rằng một người có thể sống đến 70-80 tuổi nếu được tiếp cận y học hiện đại và lối sống lành mạnh, theo Fortune.


Bà Johanna Quaas, sinh năm 1925, được Kỷ lục Guinness công nhận vào năm 2012 là vận động viên thể dục dụng cụ lớn tuổi nhất. Bà đã 86 tuổi khi thi đấu vào thời điểm đó. (Ảnh: The Times).

Đến nay, người sống thọ nhất thế giới từng được ghi nhận là bà Jeanne Calment đến từ Pháp. Bà sinh vào năm 1875 và thọ 122 tuổi. Vào thời điểm bà sinh ra, tuổi thọ trung bình chỉ là 40 tuổi.

Giới hạn tuổi của con người vẫn là chủ đề được tranh luận. Một số nhà di truyền học cho rằng trong quá trình tiến hóa của con người, giới hạn tuổi đã được “lập trình” trong bộ gene là 115 năm, theo Scientific America.

Có những nhà khoa học đưa ra tuyên bố tham vọng hơn. Một trong số đó là João Pedro de Magalhaẽs, giáo sư sinh học phân tử tại Đại học Birmingham, Anh. Ông cho rằng con người có thể sống tới 1.000 tuổi.

Muốn qua mặt tử thần

Tuyên bố của ông Magalhaẽs dựa trên nghiên cứu các loài động vật có tuổi thọ cao. Chúng có các đặc điểm giúp kéo dài tuổi thọ như khả năng sửa chữa DNA rất tốt ở cá voi đầu cong, hay có nhiều gene p53 giúp ức chế ung thư ở voi.

Ông kết luận rằng nếu loại bỏ đi những tế bào gây lão hóa, con người có thể sống 1.000 năm, thậm chí là 20.000 năm. Ông nói nếu lão hóa là một vấn đề “được lập trình sẵn” của con người, các nhà khoa học về lý thuyết có thể chỉnh sửa các gene có vai trò trung tâm của sự lão hóa.

Ông Magalhaẽs thừa nhận các công nghệ hiện nay chưa thể làm điều này, nhưng con người có thể tạo ra công nghệ trong tương lai. Ông viện dẫn rằng vào những năm 1920, viêm phổi là nguyên nhân chính gây tử vong, nhưng hiện nay có thể dễ dàng điều trị bằng penicillin.

Do vậy, vị giáo sư phân tử học này cũng thẳng thừng tuyên bố: “Tôi muốn qua mặt thần chết” với việc dồn tâm trí vào nghiên cứu các liệu pháp trị lão hóa.

“Tôi không nghĩ sẽ sớm có một loại thuốc ‘chữa’ lão hóa như cái cách penicillin chữa bệnh. Song, hiện nay, thuốc rapamycin là một ứng viên tiềm năng. Rapamycin được dùng trong quá trình ghép tặng. Nó làm chậm quá trình trao đổi chất của tế bào, đó là lý do nó tác động đến quá trình lão hóa”, ông nói.


Bà Jeanne Calment (phải) được công nhận là người sống thọ nhất thế giới, khi thọ 122 tuổi. Ảnh: Quartz.

Richard Fargher, giáo sư sinh học tại Đại học Brighton, Anh, viết trên Conversation vào năm 2016 rằng sinh học tiến hóa không đưa được nhiều bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm rằng các gene bị lão hóa sẽ khiến con người già và chết đi. Lão hóa chỉ đơn giản là gia tăng khả năng tử vong và mắc bệnh.

Chủ đề nhiều tranh cãi

Tuổi thọ trung bình của một quốc gia rất dễ tính, nhưng tuổi thọ tối đa là một câu chuyện khác. Một số nhà khoa học cho rằng tuổi thọ tối đa theo tự nhiên có thể lên đến 140-150 tuổi.

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học PLOS One hồi tháng 3/2023, nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp toán học để dự đoán xu hướng tử vong dựa trên dữ liệu của hàng trăm triệu người ở 19 quốc gia, sinh vào những năm 1700 đến năm 1969.

Nghiên cứu này cho rằng những người sinh vào giai đoạn càng về sau, thời điểm họ bước vào giai đoạn lão hóa càng tăng, cũng như khả năng sống thọ hơn thế hệ trước.

Chẳng hạn, nghiên cứu ước tính phụ nữ Nhật Bản sinh từ năm 1919 có 50% sống đến 122 tuổi. Nếu sinh từ năm 1940, họ có 50% sống hơn 130 tuổi.

Với kết quả này, nhóm nghiên cứu dự báo sẽ có người phá vỡ kỷ lục sống thọ nhất của bà Jeanne Calment trong 40 năm tới.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng nhận nhiều phản bác khi có nhiều lỗ hổng lớn, chẳng hạn không tính đến các yếu tố sinh học khi con người dễ mắc bệnh do tuổi tác như ung thư. Nhóm khoa học cũng không tính đến tiềm năng phát triển của y học có thể tăng cường tuổi thọ.

"Về bản chất, tuổi thọ của cuộc đời là một hiện tượng sinh học, không phải là một vấn đề toán học", Stuart Jay Olshanky, giáo sư dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Illinois Chicago, nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại củ nhiều người chê “nhạt thếch” không ăn hóa ra là “thuốc” tăng miễn dịch, ngừa ung thư giá rẻ

Loại củ nhiều người chê “nhạt thếch” không ăn hóa ra là “thuốc” tăng miễn dịch, ngừa ung thư giá rẻ

Loại củ này không chỉ là “thuốc” tăng miễn dịch trong giai đoạn thời tiết đang chuyển mùa mà còn giúp điều hòa đường huyết, ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Đăng ngày: 09/05/2025
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News