Muỗi "lũ" xâm chiếm Argentina, lây lan bệnh viêm não hiếm gặp

Sự xuất hiện của loài muỗi Aedes albifasciatus, còn được gọi là muỗi lũ, đã khiến các quan chức Argentina đưa ra cảnh báo sức khỏe sau khi nước này ghi nhận các trường hợp mắc căn bệnh thần kinh gây chết người do loài muỗi này gây ra.

Theo bài viết trên tờ Le Monde, kể từ cuối tháng 12/2023, loài muỗi độc này đã xâm chiếm Argentina. Loài côn trùng đã được tìm thấy ở thủ đô Buenos Aires và các khu đô thị lớn cũng như khu vực miền Trung đất nước.

Muỗi lũ xâm chiếm Argentina, lây lan bệnh viêm não hiếm gặp
Loài muỗi này đang hoành hành khắc đất nước Argentina.

Nhà sinh vật học Sylvia Fischer giải thích sự xuất hiện đáng báo động của loài Aedes albifasciatus xuất phát từ nguyên do ấu trùng của chúng có khả năng sống sót trong các hồ hoặc vùng nước tù đọng do nước mưa ngập, thường xảy ra sau thời kỳ hạn hán.

Argentina đang chịu tác động của hệ thống thời tiết El Ninõ, kéo theo mưa lớn sau nhiều năm khô hạn. Hiện tượng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.

Tất cả trứng đều nở cùng lúc, ấu trùng phát triển đồng thời và một số lượng lớn con trưởng thành xuất hiện. Đây là nguyên nhân khiến số lượng muỗi gia tăng đột biến, nhà sinh vật học Fischer lý giải.

Việc kiểm soát ấu trùng muỗi rất phức tạp do chúng có khả năng thích ứng với nhiệt độ và các mùa khác nhau. Loài này có thể bay ở khoảng cách xa, kéo dài từ những vùng xa xôi nhất của Tierra del Fuego phía Nam Argentina đến vùng cực Bắc của đất nước. Loài muỗi này hoạt động cả ngày lẫn đêm, miễn là trời mưa.

lorencia Gimenez – một phụ nữ 50 tuổi sống tại Buenos Aires – cho biết bà bị vô số vết muỗi đốt trên người, trong đó chỉ tính riêng trong chân trái có tới 5 vết đốt. Thậm chí loài công trùng có thể đốt xuyên qua quần áo.

Trong một báo cáo tại Hội đồng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (CONICET), nhà khoa học Victoria Micieli cảnh báo chính khả năng đốt xuyên qua lớp da dày của vật nuôi hay quần áo của con người đã khiến loài muỗi này lây lan bệnh dịch. Hành vi của chúng mang tính xâm lấn và hung hăng.

Vết đốt của muỗi Aedes albifasciatus rất nguy hiểm cho cả động vật và con người vì chúng mang virus viêm não ngựa phương Tây - một căn bệnh thần kinh gây chết người thường thấy ở ngựa. Ngày 28/11/2023, Bộ Y tế Argentina đã đưa ra cảnh báo sau khi số ca mắc bệnh gia tăng.

Theo dữ liệu của bộ, tính đến ngày 5/1, khoảng 1.250 trường hợp đã được ghi nhận. Bên cạnh đó còn có các báo cáo về căn bệnh lây lan ở ngựa trên hầu hết 24 tỉnh của cả nước. Ngày 7/1, một người đàn ông 66 tuổi đã tử vong sau khi nhiễm bệnh. Theo báo cáo dịch tễ học của Bộ Y tế, người đàn ông sống ở vùng nông thôn Santa Fe và mắc bệnh tiểu đường. Ông bắt đầu có các triệu chứng vào cuối tháng 11/2023.

Bệnh viêm não ngựa phương Tây (WEE) là một căn bệnh hiếm gặp do virus lây lan qua muỗi. Qua vật trung gian là muỗi, virus này có thể lây sang ngựa và người. Tuy nhiên, căn bệnh này không thể lây từ người sang người. Các triệu chứng của căn bệnh bao gồm sốt, nhức đầu đột ngột, mệt mỏi, run rẩy và thường hết sau 7 đến 10 ngày. Thời gian ủ bệnh ở người dao động từ 2 đến 10 ngày.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bọ ngựa tử chiến nảy lửa với rết độc, cuộc chiến sinh tồn sẽ có cái kết ra sao?

Bọ ngựa tử chiến nảy lửa với rết độc, cuộc chiến sinh tồn sẽ có cái kết ra sao?

Bọ ngựa và rết đều là hai loài côn trùng có khả năng săn mỗi đáng gờm. Nếu chúng đối đầu thì phần thắng sẽ nghiêng về bên nào?

Đăng ngày: 15/01/2024
Loài hoa

Loài hoa "tiến vua" mỗi năm chỉ nở một lần, có người mê mẩn mang về phủ kín cả sân thượng

Dù có bao nhiêu loài hoa mới nhưng cúc chi vẫn là loài hoa được săn đón từ xưa tới nay.

Đăng ngày: 12/01/2024
Chích điện mang lại hiệu quả bất ngờ cho cây trồng

Chích điện mang lại hiệu quả bất ngờ cho cây trồng

Hành động nghe như một trò đùa, nhưng thực tế lại có thể tạo ra lợi ích phát triển cho cây trồng.

Đăng ngày: 11/01/2024
Chuyên gia tiết lộ việc

Chuyên gia tiết lộ việc "hóa thạch sống" thực vật sinh sản tự nhiên khó đến mức nào

Trong tự nhiên, một số loài thực vật được mệnh danh là “hóa thạch sống” vì tuổi thọ dài đến kinh ngạc của chúng.

Đăng ngày: 10/01/2024
Các nhà khoa học Trung Quốc đạt đột phá trong việc biến than đá thành protein

Các nhà khoa học Trung Quốc đạt đột phá trong việc biến than đá thành protein

Khi nhu cầu về thức ăn chăn nuôi tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát triển phương pháp để tạo protein từ than đá vừa tiết kiệm chi phí vừa hiệu quả cao.

Đăng ngày: 09/01/2024
Bí ẩn về những ấu trùng muỗi đột biến gene để có thể sống sót trong nước mặn!

Bí ẩn về những ấu trùng muỗi đột biến gene để có thể sống sót trong nước mặn!

Thông thường, ấu trùng muỗi sống ở vùng nước ngọt như sông, hồ và những nơi khác vì chúng cần nước để hoàn thành quá trình sinh trưởng và phát triển.

Đăng ngày: 07/01/2024
Hé lộ sự ra đời của thịt nhân tạo: Những câu chuyện đầy bất ngờ nào đang được ẩn giấu?

Hé lộ sự ra đời của thịt nhân tạo: Những câu chuyện đầy bất ngờ nào đang được ẩn giấu?

Câu chuyện này không chỉ liên quan đến những đột phá về công nghệ mà còn ảnh hưởng đến sự quan tâm của người dân đối với vấn đề an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.

Đăng ngày: 04/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News