Ghi hình được loài cá xương lớn nhất dưới độ sâu hơn 2.000m

Các nhà khoa học Nhật Bản công bố phát hiện một con cá đầu trơn khổng lồ dài hơn 2,5 m dưới đáy biển sâu ngoài khơi tỉnh Shizuoka.


Video: Reuters

Được đặt tên là cá đầu trơn Yokozuna (Narcetes shonamaruae), sinh vật này là loài cá xương lớn nhất thế giới sống ở vùng nước sâu hơn 2.000 m. Chúng mới được mô tả khoa học vào năm 2021 và cho đến nay, chỉ có 6 cá thể được đánh bắt ở vịnh Suruga thuộc tỉnh Shizuoka, miền trung Nhật Bản.

Nhóm nghiên cứu từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái Đất Nhật Bản (JAMSTEC) đã hạ một bẫy camera có gắn lồng mồi chứa các mảnh cá thu xuống một vùng nước sâu 2.090 m, cách vịnh Suruga khoảng 400 km về phía nam, và bắt gặp một con cá đầu trơn Yokozuna rất lớn.


Bẫy camera bắt gặp cá đầu xương khổng lồ dưới đáy biển Nhật Bản.

Đoạn video được công bố vào hôm 1/7 cho thấy sinh vật với đôi mắt màu xanh chàm đặc trưng đang há rộng miệng để xua đuổi những con cá khác. Dựa trên kích thước của lồng mồi, các nhà khoa học ước tính nó dài tới 2,53 m, lớn hơn đáng kể so với kỷ lục 2,1 m được ghi nhận trước đó.

Năm ngoái, cá đầu trơn Yokozuna đã được báo cáo là loài săn mồi đầu bảng dưới vùng nước sâu của vịnh Suruga và chuyên ăn thịt các loài cá khác. Tên gọi "Yokozuna" của chúng có nghĩa là "nhà vô địch sumo".

JAMSTEC đã giải mã gene của cá đầu trơn Yokozuna bằng cách trích xuất ADN từ vảy cá và các hạt phân có trong 2,6 tấn mẫu nước biển được thu thập tại ba địa điểm khác nhau cách vịnh Suruga khoảng 400 đến 600 km về phía nam. Nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ tiếp tục khảo sát đa dạng sinh học và sinh thái của vùng biển này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển

"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News