Giá rau quả tăng làm tăng trẻ em béo phì
Hoa quả tươi và rau xanh đắt đỏ có liên quan với chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) ở trẻ em trong các gia đình có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, theo một nghiên cứu mới cho hay.
Nghiên cứu trên cũng đã xác định một mối liên kết nhỏ giữa giá cao hơn của các loại đồ uống có ga với tình trạng béo phì trong thời thơ ấu thấp hơn ở trẻ em. Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Hoa Kỳ (American University - AU) và được công bố trên tạp chí Pediatrics.
“Có một mối liên quan nhỏ, nhưng quan trọng, giữa giá của rau quả và chỉ số BMI của trẻ em cao hơn”, Taryn Morrissey, tác giả chính của nghiên cứu và là phó giáo sư về hành chính công và chính sách tại trường Public Affairs (SPA – School of Public Affairs) thuộc trường đại học AU cho biết.
Morrissey cho rằng khi giá của hoa quả và rau tăng, các hộ gia đình có thể mua ít rau quả hơn và thay thế bằng những thực phẩm rẻ hơn, mà các thực phẩm này có thể không tốt cho sức khỏe bằng và chứa nhiều calo hơn.
“Những mối liên quan này được điều khiển bởi những thay đổi về giá của hoa quả tươi và rau nhiều hơn là bởi rau quả đông lạnh hoặc đóng hộp”, Alison Jacknowitz, đồng tác giả tại trường SPA nói.
BMI là một chỉ thị thực tế về mức độ béo của tổng thể cơ thể người, thường liên quan tới nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng. Có hơn 26% trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi trên phạm vi toàn nước Mỹ được cho là bị thừa cân, đã được xác nhận khi có chỉ số BMI trên 85th%, trong năm 2009 và 2010, tăng lên từ 21% một thập kỷ trước đó.
Ở trẻ em, cách tính chỉ số BMI cũng tương tự như người lớn. Nhưng thay vì để tính ngưỡng thiếu cân hay thừa cân, các nhóm chỉ số BMI cho phép so sánh các trẻ em cùng tuổi và cùng giới tính với nhau. Đối với người từ 20 tuổi trở lên, chỉ số BMI nằm dưới vùng 5th được xem là thiếu cân và trên 95th được xem là béo phì.
Các nhà nghiên cứu đã kết hợp các dữ liệu của nghiên cứu có tên Early Childhood Longitudinal Study-Birth Cohort, một nghiên cứu quy mô quốc gia về trẻ em từ giai đoạn sơ sinh cho tới 5 tuổi, với số liệu về giá thực phẩm do tổ chức Council for Community and Economic Research (C2ER) Cost-of-Living Index cung cấp.
Nghiên cứu này tập trung trên các hộ gia đình có mức thu nhập dưới mức 300% của chuẩn nghèo liên bang hay một gia đình kiếm được khoảng 70.650$ trong năm 2013.
Trong khi đó, nhìn chung giá lương thực đã có xu hướng giảm trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là giá các món ăn nhẹ và các loại nước ngọt, giá thành thật của các bữa ăn nhà hàng và các loại trái cây và rau quả đã tăng lên. Giá rau quả đã tăng khoảng 17% từ năm 1997 và chỉ riêng năm 2003. Trẻ em sống tại các khu vực có giá rau và hoa quả cao hơn có chỉ số BMI trung bình cao hơn so với những trẻ sống ở các khu vực có giá các loại thực phẩm này rẻ hơn.
Một kết quả khá ngạc nhiên là mối liên hệ giữa giá thức ăn nhanh cao hơn và tình trạng béo phì gia tăng. Morrissey cho biết, các cửa hàng thức ăn nhanh địa phương được quyền tự do tăng giá nhiều hơn so với các cửa hàng tạp hóa để đáp ứng nhu cầu cao hơn về các sản phẩm của họ.
Nghiên cứu cũng xác định được một mối liên quan nhỏ giữa giá bán nước ngọt cao hơn và tình trạng béo phì ở trẻ em thấp hơn. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa giá thực phẩm và an ninh lương thực, có nghĩa là các gia đình buộc phải cắt bớt các bữa ăn hoặc loại bỏ một số loại thực phẩm đắt đỏ ra khỏi thực đơn.