Giả thuyết mới về sự xuất hiện của con người trên trái đất

Theo nhà khoa học Anh Ted Nield, sự xuất hiện của con người trên trái đất đã được kích hoạt bởi các thảm họa tự nhiên, được bắt đầu bằng một trận "ném bom" từ ngoài không gian.

Giả thuyết mới về sự xuất hiện của con người trên trái đất
Ảnh minh họa. (Nguồn internet)

ITAR-TASS dẫn báo cáo khoa học của Ted Nield: 470 triệu năm trước đây, một tiểu hành tinh khổng lồ nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc bị vỡ thành nhiều mảnh, những mảnh vỡ ấy rơi xuống hành tinh của chúng ta trong hơn 10 triệu năm. Kết quả là, theo ông Nield "Trái đất đã va chạm với vành đai các thiên thạch này. Điều đó đã dẫn đến một sự gia tăng đáng kể sự đa dạng của động vật hoang dã." – ông Nield kết luận.

Báo The Sunday Times đánh giá, cốt lõi quan điểm của nhà khoa học Anh Ted Nield về sự tiến hóa cũng trùng khớp với ý kiến của nhà khoa học Thụy Điển Birger Schmitz. Trong quá trình nghiên cứu các loại đá từ các vùng khác nhau của thế giới, ông đã phát hiện ra rằng chính ở giai đoạn này số lượng thiên thạch rơi lên bề mặt Trái Đất đã tăng gấp 100 lần.

Ông Schmitz đã đưa ra kết luận này lần đầu tiên khi nghiên cứu các hóa thạch ở Thụy Điển, sau đó ông đến Trung Quốc và các nước khác, và tìm thấy sự gia tăng mạnh số lượng các thiên thạch trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Schmitz, việc bắn phá này kéo dài trong khoảng 10 triệu năm, và đặc biệt dữ dội, trong khoảng 2 triệu năm gần đây. Đường kính của thiên thạch này có khả năng lên đến hàng trăm km. Nó đã bị vỡ ra thành hàng nghìn mảnh nhỏ có đường kính có thể đạt tới 10 km. Một thiên thạch có kính thước đó được cho là nguyên nhân tiêu diệt các loài khủng long của Trái đất..

Giả thuyết mới về sự xuất hiện của con người trên trái đất
Nơi được xem là xảy ra vụ va chạm giữa thiên thạch với trái đất.

Sau thảm họa tự nhiên này, quá trình tiến hóa tăng tốc, bởi vì trước đó sự sống trên trái đất chỉ là các sinh vật rất nhỏ. Schmitz và Nield tin rằng việc thiên thạch bắn phá và nguy cơ bị hủy diệt gia tăng bắt buộc thiên nhiên phải tìm phương cách bảo tồn thông qua việc tạo ra nhiều hình thức sinh vật, bao gồm cả tổ tiên của loài khủng long, động vật có vú và cá. Bên cạnh đó, khí hậu và cấu trúc địa chất của Trái Đất cũng thay đổi. Kết quả là, theo các nhà khoa học, quá trình này đã dẫn đến sự xuất hiện của con người.

Các dự đoán đầu tiên của địa chất học cho rằng trước thời kỳ "ném bom" này, sự tiến hóa của sinh vật nằm trong trạng thái tĩnh. Kỷ Cambri, đặc trưng bởi sự xuất hiện của động vật có vỏ, đã tồn tại 80 triệu năm trước đó. Hầu hết các sinh vật sống trong nước, và các loài khác nhau không nhiều. Các sinh vật sống trên đất khô tập trung phần lớn ở nam bán cầu.

Những người ủng hộ lý thuyết này cho rằng những lý thuyết trên là có cơ sở, bởi họ từng có quan điểm truyền thống cho rằng việc các thiên thạch rơi xuống gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật. Tuy vậy, cho đến thời điểm bị bắn phá bởi các thiên thạch, trên trái đất này không có nhiều loài sinh vật sống. "Mọi việc có thể phức tạp hơn so với hình dung" – Ông Nield nói.

Quan điểm mới về những hậu quả có thể có do các vụ nổ thiên thạch xảy ra 470 triệu năm trước đây được ông Schmitz đưa ra vào năm 2007. Trong vài tuần tới đây, cuốn sách của Nield, có tựa đề "Incoming!” với những chi tiết chứng minh cho sự đúng đắn của lý thuyết này sẽ ra mắt bạn đọc.

Hàng loạt các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, các thiên thạch và tiểu hành tinh từ không gian bên ngoài đưa vào Trái đất các hợp chất hóa học và sinh học, đẩy nhanh sự phát triển và tạo ra các loài sinh vật mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News