Giả tinh thể được tạo ra từ cát sa mạc và hệ thống dây đồng

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một dạng tinh thể mới từng xuất hiện trong vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

Song, dạng tinh thể này được tạo ra từ cát sa mạc và hệ thống dây đồng được sắp xếp theo một cấu trúc nguyên tử cực kỳ hiếm.

Về bản chất, nguyên tử của các tinh thể xếp thành hàng có trật tự cao, tạo thành mô hình lặp lại trong không gian ba chiều. Tuy nhiên, cấu trúc nguyên tử của các tinh thể vẫn có thứ tự cao, nhưng không lặp lại. Những cấu trúc kỳ lạ này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1980. Các nhà khoa học đã tạo ra các cấu trúc trong phòng thí nghiệm kể từ đó, dưới nhiều hình thức khác nhau.


Giả tinh thể từng được phát hiện trong mảnh thiên thạch.

Những tưởng không thể xảy ra trong tự nhiên, song, vào năm 2011, các nhà khoa học đã phát hiện ra những tinh thể này trong mảnh thiên thạch. Chúng được cho là hình thành trong một vụ va chạm mạnh giữa hai tiểu hành tinh.

Điều này khiến nhóm nghiên cứu đặt ra câu hỏi rằng, những quá trình năng lượng nào khác có thể tạo ra các tinh thể. Đặc biệt, có rất ít sự kiện giải phóng nhiều năng lượng như vụ thử bom hạt nhân.

Terry Wallace - đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Các tinh thể được hình thành trong môi trường khắc nghiệt hiếm khi tồn tại trên Trái đất. Chúng đòi hỏi sự xuất hiện của một sự kiện đau thương với cú sốc, nhiệt độ và áp suất cực lớn. Chúng tôi thường không thấy điều đó, ngoại trừ một vụ nổ hạt nhân”.

Vì vậy, mới đây, các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos đã kiểm tra vật liệu lấy từ Trinity Site - nơi diễn ra vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1945. Con người đã vô tình tạo ra các tinh thể nhiều thập kỷ trước khi phát hiện ra chúng.

Giả tinh thể được tìm thấy trong một mẫu trinitite đỏ lấy từ điểm không mặt đất. Chúng được tạo thành từ silic, đồng, canxi và sắt. Để thực hiện thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã biến silicon từ cát sa mạc nhanh chóng chuyển thành thủy tinh trong vụ nổ. Trong khi đó, hàm lượng đồng cao dường như đến từ các dây dẫn điện được sử dụng để thực hiện thử nghiệm.

Về mặt kỹ thuật, giả tinh thể này có đối xứng quay 5 lần. Điều này có nghĩa là nếu được xoay đủ 360 độ, nó sẽ trông giống hệt nhau ở 5 hướng. Ví dụ, một khối lập phương có đối xứng quay 4 lần và sẽ trông giống hệt nhau từ bốn góc trong một lần quay.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này không chỉ là một sự tò mò khoa học. Thực tế, các giả tinh thể có thể được sử dụng để theo dõi những vụ thử hạt nhân trái phép.

“Chúng tôi thường phân tích các mảnh vỡ phóng xạ để hiểu cách chế tạo vũ khí hoặc vật liệu được chứa. Nhưng những dấu hiệu đó bị phân hủy. Một giả tinh thể được hình thành tại vị trí của vụ nổ hạt nhân có thể cho chúng ta biết những thông tin mới và chúng sẽ tồn tại mãi mãi”, ông Wallace cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News