Kinh hoàng thiên hà "Xúc Xích" bị "quái vật" chứa Trái đất nuốt chửng

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio (Mỹ) đã xác định nguồn gốc của 100 ngôi sao khổng lồ đỏ lạc loài trong thiên hà quái vật Milky Way - tức thiên hà chứa Trái đất.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh Milky Way là một quái vật không gian đáng gờm, không chỉ khổng lồ mà còn từng nuốt chửng hàng loạt thiên hà khác. Nghiên cứu mới từ Đại học Bang Ohio đã tìm ra một nạn nhân mới: thiên hà cổ đại mang tên "Xúc xích Gaia".


Milky Way to lớn và "Xúc Xích Gaia" bé nhỏ hơn đang chuẩn bị va chạm - (Ảnh đồ họa bởi nhóm nghiên cứu)

Bài công bố trên tạp chí Nature Astronomy cho biết các nhà khoa học đã xác định được khoảng 100 ngôi sao khổng lồ đỏ cùng tuổi với những ngôi sao bản địa đầu tiên của Milky Way, nhưng lại có cách di chuyển và cấu tạo khác biệt. Những ngôi sao khổng lồ này chính là tàn tích của "Xúc Xích Gaia" bị nuốt mất 10 tỉ năm về trước.

Theo Daily Mail, thiên hà Xúc Xích Gaia (với Gaia là tên nữ thần đất mẹ trong thần thoại Hy Lạp) có khối lượng gấp 10 tỉ lần mặt Trời của chúng ta. Khi nó đâm vào Milky Way non trẻ 10 tỉ năm trước, đã đem đến rất nhiều sự lộn xộn. Cú va chạm thậm chí khiến đĩa của Milky Way bị phồng lên, thậm chí bị gãy và mất khá lâu để hồi phục. Các mảnh vỡ từ vụ đụng độ đã phân tán ra, góp phần tạo nên chỗ phồng ra của trung tâm thiên hà và quần sao xung quanh đó.

Tuy vậy, cú va chạm kinh hoàng này lại có lợi cho Milky Way theo cách khó ngờ. Tiến sĩ Fiorenzo Vincenzo, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Bằng chứng chúng tôi thu thập được cho thấy khi sự hợp nhất xảy ra, Milky Way đã hình thành một quần thể lớn các ngôi sao của riêng mình". Nói cách khác, vụ va chạm đã kích thích quá trình hình thành sao của Milky Way, góp phần khiến nó mau lớn mạnh.

Để đi dến phát hiện trên, nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ cuộc khảo sát quang phổ APOGEE, được thực hiện từ Đài quan sát Apache Point ở New Mexico, từ đó phân tích thành phần hóa học và định tuổi các ngôi sao.

Một nghiên cứu công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society công bố hồi tháng 12-2020 cho thấy "quái vật" Milky Way từng nuốt ít nhất 16 thiên hà trong quá trình hình thành, bao gồm những thiên hà cỡ lớn. Một số nghiên cứu khác dự báo khoảng 2 tỉ năm nữa, một cú va chạm mới sẽ xảy ra. Đối thủ đáng gờm của tương lai chính là thiên hà Tiên Nữ (Andromera) khổng lồ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News