Thước phim đầu tiên về vụ phun trào trên Mặt trời

Một tàu vũ trụ chuyên nghiên cứu Mặt trời quay hình ảnh đầu tiên về vụ phun trào nhật hoa trước khi bắt đầu tiến hành nhiệm vụ khoa học.

Solar Orbiter, nhiệm vụ hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), phóng vào tháng 2/2020. Tàu bay sát Mặt trời hai lần, lần gần nhất vào ngày 10/2. Các nhà khoa học vẫn đang phân tích dữ liệu trước khi con tàu bắt đầu nhiệm vụ khoa học chính thức vào tháng 11/2021. Nhưng họ phát hiện hiện tượng đặc biệt ngay sau lần bay gần nhất hồi tháng 2 năm nay, đó là hai vụ phun trào nhật hoa, xảy ra khi Mặt trời bắn lượng lớn vật chất từ khí quyển ngôi sao vào không gian.

Ở thời điểm đó, khoảng cách giữa con tàu và Mặt trời bằng khoảng một nửa quãng đường giữa ngôi sao và Mặt trời. Nó bay ở hướng ngược với Mặt trời. Vị trí đó có nghĩa Solar Orbiter có thể quan sát một số khu vực của Mặt trời mà các nhà khoa học trên Mặt trời hoàn toàn không thể nhìn thấy, nhưng việc truyền dữ liệu về hành tinh sẽ rất chậm.

Các nhà nghiên cứu từng phát hiện hai vụ phun trào nhật hoa từ dữ liệu khoa học khi tàu bay ra xa Mặt trời. Nhưng họ nhận thấy 3 thiết bị của Solar Orbiter tiếp tục ghi lại hai vụ phun trào nhật hoa khác không lâu sau lần bay gần thứ hai, theo ESA.

Đó là những sự kiện đầu tiên mà thiết bị chụp ảnh nhật quyển của Solar Orbiter (SoloHI) quan sát được. Thiết bị này chuyên ghi hình dòng vật phun ra từ Mặt trời. SoloHI tình cờ thu thập dữ liệu và quan sát chỉ với một trong 4 máy dò.

Các thiết bị của tàu vũ trụ chụp những hình ảnh ấn tượng của một vụ phun trào nhật hoa hôm 12/2 và 13/2. Mỗi thiết bị tập trung vào một khu vực khác nhau.

Thước phim đầu tiên về vụ phun trào trên Mặt trời
Vụ phun trào nhật hoa do thiết bị SoloHI trên tàu Solar Orbitor ghi hình.

Ba tàu vũ trụ khác cũng quan sát sự kiện là tàu STEREO-A của NASA, Proba-2 của ESA và Đài quan sát Mặt trời và nhật quyển (SOHO). Dữ liệu về sự phun trào nhật hoa từ 4 nhiệm vụ sẽ cung cấp hình ảnh toàn diện về Mặt trời và môi trường xung quanh.

Giống như các loại thời tiết vũ trụ khác, sự phun trào nhật hoa thu hút giới nghiên cứu và kỹ sư bởi chúng có khả năng gây hại cho tàu vũ trụ và phi hành gia, đặc biệt ở ngoài quỹ đạo của Trạm Vũ trụ Quốc tế. Từ trước tới nay, khả năng theo dõi và dự đoán thời tiết vũ trụ của các nhà nghiên cứu rất hạn chế. Vì vậy, những nhiệm vụ như Solar Orbiter sẽ tăng cường hiểu biết về hoạt động của Mặt trời.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
ESA công bố sứ mệnh dọn rác vũ trụ đầu tiên

ESA công bố sứ mệnh dọn rác vũ trụ đầu tiên

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết đang hợp tác với startup ClearSpace để triển khai nhiệm vụ dọn rác vũ trụ đầu tiên vào năm 2025.

Đăng ngày: 19/05/2021
Mỹ lo ngại về trạm vũ trụ của Trung Quốc

Mỹ lo ngại về trạm vũ trụ của Trung Quốc

Mỹ cho rằng mục đích của Trung Quốc trong việc xây dựng trạm vũ trụ mới là tạo ra ưu thế quân sự từ không gian.

Đăng ngày: 19/05/2021
Startup chế tạo máy sản xuất oxy trên Mặt trăng

Startup chế tạo máy sản xuất oxy trên Mặt trăng

Công ty Bỉ đang hoàn thiện công nghệ để tạo oxy từ đất Mặt Trăng cho nhiệm vụ năm 2025 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Đăng ngày: 18/05/2021
Ảnh chụp Trái đất và Mặt trăng từ khoảng cách 1,5 triệu km

Ảnh chụp Trái đất và Mặt trăng từ khoảng cách 1,5 triệu km

Tàu vũ trụ Hằng Nga 5 đưa mẫu đá Mặt Trăng về Trái Đất cuối năm ngoái, nhưng vẫn tiếp tục nhiệm vụ chụp ảnh từ không gian sâu.

Đăng ngày: 17/05/2021
Giờ đây, các phi hành gia có thể làm sạch đồ lót trong vũ trụ

Giờ đây, các phi hành gia có thể làm sạch đồ lót trong vũ trụ

NASA cho biết, khi quần áo trở nên quá bẩn hoặc có mùi khiến một phi hành gia không thể mặc được nữa.

Đăng ngày: 17/05/2021
Ngôi sao 'sống thọ' cách Trái Đất 16.000 năm ánh sáng

Ngôi sao 'sống thọ' cách Trái Đất 16.000 năm ánh sáng

Nhóm chuyên gia tại Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) tìm thấy một trong những ngôi sao cổ xưa nhất vũ trụ nhờ phân tích thành phần hóa học.

Đăng ngày: 16/05/2021
Trung Quốc lắp kính thiên văn mạnh nhất Bắc bán cầu

Trung Quốc lắp kính thiên văn mạnh nhất Bắc bán cầu

Các nhà khoa học Trung Quốc khởi động dự án kính thiên văn trường rộng có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời ở tỉnh Thanh Hải.

Đăng ngày: 16/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News