Dave Evans Bicentennial - Cái cây đáng sợ nhất Australia
Hàng nghìn người đổ xô đến leo lên những chiếc chốt cắm thô sơ của cây bạch đàn cổ thụ. Ai không may ngã có thể mất mạng.
Dave Evans Bicentennial là cây bạch đàn cao 75m trong Vườn quốc gia Warren, gần Pemberton, miền Tây xứ sở chuột túi. Nếu bạn là người sợ độ cao, thì leo lên 165 cọc sắt uốn lượn cắm vào thân cây thực sự là một cơn ác mộng.
Cây bạch đàn cổ thụ là một điểm quan sát, tìm nơi khởi đầu đám cháy rừng khi máy bay không thể bay tới. (Ảnh: Chrislorenz9/Wikipedia).
Dave Evans Bicentennial là một trong những cây quan sát hoả hoạn cao nhất Australia cho phép khách trải nghiệm. Hàng chốt sắt được cắm vào thân cây từ năm 1988, kỷ niệm 200 năm kể từ ngày những tàu chiến của Anh lần đầu xuất hiện ở Sydney vào 1788.
Vườn quốc gia cho phép du khách leo lên thân cây cao này. Đó không bao giờ được xem là một thử thách dễ dàng hay dành cho người yếu tim. Đến nay, sau 33 năm tồn tại, Dave Evans Bicentennial trở thành nơi hút khách, nhưng cũng được gán danh hiệu điểm đến đáng sợ nhất Australia.
Mới đây, Adam Scott, một du khách, quay lại cảnh leo lên thang chốt sắt của cây bạch đàn cổ thụ này và đăng tải về hành trình này lên tài khoản TikTok hơn 28.000 người theo dõi.
"Chắc chắn đây là điểm du lịch đáng sợ nhất Australia. Thứ này quá sơ sài, làm sao mà nó vẫn được phép sử dụng nhỉ?", Scott mở đầu video. Thực tế, nỗ lực duy nhất để tạo "cảm giác an toàn" cho người trải nghiệm là một rào chắn đan bằng dây thép nối từ chốt cắm này sang chốt khác - hoàn toàn không đủ lực cản nếu ai đó ngã xuống.
Không có lưới an toàn, không có dây bảo hộ cho khách leo lên và xuống cây. (Ảnh: Shafeika/TripAdvisor)
Với thử thách đầu tiên, Scott lựa chọn leo đến độ cao 25m so với mặt đất. "Không có người hướng dẫn, không có dây an toàn và chỉ có bạn, cùng bản lĩnh của bạn. Cảm giác chênh vênh kéo dài bất tận cùng nỗi lo bị ngã trong mỗi bước chân. Tôi được cảnh báo rằng sẽ không có gì đỡ nếu bị ngã. Vì vậy, hãy bám chặt".
Scott đùa rằng nếu bước hụt một cái chốt nào, có thể anh sẽ chết. Rất nhiều người đồng tình với Scott khi nói về độ mạo hiểm khi trèo lên thân cây, song tầm nhìn 360 độ từ đài quan sát trên ngọn cây sẽ là thành quả xứng đáng cho du khách.
Tuy nhiên, đội kiểm lâm của vườn quốc gia khẳng định đến nay chưa có trường hợp nào khách tử vong vì leo lên cây bạch đàn cổ thụ này. Nó thậm chí còn được đánh giá 4,5 sao trên TripAdvisor.
"Chúng tôi đứng sững người kinh ngạc khi nhìn thấy thân cây cao này. Khách du lịch lần lượt theo lên cây, có cả trẻ nhỏ chỉ từ 6 tuổi. Mọi thứ đều ổn, nếu không có tai nạn nào", một du khách bày tỏ.
Một người khách cho rằng trải nghiệm leo trèo này phù hợp cho mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ. "Thật đáng công sức bỏ ra, dù tôi đã leo lên đó không biết bao nhiêu lần. Đừng để nỗi sợ hãi ngốc nghếch cản bạn thử một trò vui, bạn phải sợ - đó là một phần thú vị của cuộc leo trèo này. Tôi 63 tuổi, hai thằng cháu trai thì 12 và 15 tuổi, chúng có thể leo cao gấp đôi cái cây này", ông viết.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
