Sao chổi "đội lốt" thiên thạch khiến các nhà khoa học bối rối
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng thứ họ cho rằng họ cho rằng là "mảnh vụn" bí ẩn của Hệ Mặt trời hóa ra chỉ là một khối băng bẩn thỉu.
Hồi đầu tháng 5, các nhà thiên văn học công bố phát hiện ra một thứ mà họ không thể tin được - một thiên thạch hoàn toàn mới có đuôi.
Nhưng với các nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học khẳng định nhận định ban đầu của họ là không chính xác. Vật thể này thực chất là một sao chổi được ngụy trang.
Theo hành trình của sao Mộc quanh Mặt trời là những tảng đá không gian, được gọi là tiểu hành tinh Trojan. Những tiểu hành tinh này là một số tàn dư ban đầu của Hệ Mặt trời và có quỹ đạo đi giống như sao Mộc quay quanh Mặt trời. Mới đây, Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã phát hiện thấy một sao chổi khổng lồ đang tồn tại gần các tiểu hành tinh.
Đây là lần đầu tiên người ta nhìn thấy một sao chổi ở gần các tiểu hành tinh Trojan như vậy. NASA cho biết: "Sau khi du lịch vòng quanh Mặt trời với quãng đường vài triệu km, sao chổi này trở về làm một ngôi sao tinh nghịch, ương ngạnh giữa các tiểu hành tinh. Thiên thạch này đã "định cư" trong một gia đình các tiểu hành tinh cổ đại, được gọi là Trojan, đang quay quanh Mặt trời cùng với sao Mộc".
Hình ảnh về sao chổi P/2019 LD2. (Ảnh: ATLAS/University of Hawai).
Trên thực tế sao chổi và thiên thạch là 2 phạm trù hoàn toàn khác biệt, được phân định rạch ròi.
Sao chổi có quỹ đạo dài, cấu tạo chủ yếu từ băng. Khi di chuyển tới gần Mặt trời, dòng bụi và khí đốt tạo mà sao chổi giải phóng tạo ra phần đuôi riêng biệt của chúng. Trong khi các thiên thạch chủ yếu cấu thành từ đất, đá có quỹ đạo trong Hệ Mặt trời tương tự như các hành tinh.
Tuy nhiên, LD2 2019 dường như thách thức định nghĩa này.
Nó có quỹ đạo giống thiên thạch nhưng có đuôi giống sao chổi. Điều này là rất hiếm. Các nhà thiên văn học tin rằng LD2 2019 là một sao chổi thông thường có quỹ đạo thay đổi hỗn loạn.
Sau khi được xác định là sao chổi, LD2 2019 được đổi tên là P/2019 LD2. P/2019 LD2 giờ được xác nhận là một thành viên của sao chổi gia đình Jupiter hay JFC - một nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng của sao Mộc.
Mặc dù các nhà khoa học có đôi chút thất vọng khi vật thể này thực sự này không phải là một thiên thạch đặc biệt, nhưng với họ đây vẫn là một khám phá tuyệt vời về vũ trụ.

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.
