Giải mã bí ẩn vụ 1000 con ếch nổ tung ở "hồ tử thần"

Bí ẩn suốt gần 9 năm về khu hồ ở Đức nơi 1000 con ếch độc bỗng nổ tung thân xác đã được giải mã.

Năm 2005, báo chí thế giới đồng loạt đưa tin về hiện tượng hơn 1000 con ếch nổ tung ở một hồ nhỏ khu vực Hamburg, Đức.

Khi đó, hồ này đã được mệnh danh là hồ tử thần. Những con ếch lần lượt căng phồng như quả bóng hơi cho đến khi bụng của nó đột ngột bục ra. Lực nổ mạnh tới nỗi xác ếch vương vãi trong vài mét vuông. Cảnh tượng chỉ diễn ra trong vài phút và không nhà khoa học nào lý giải được hiện tượng này. Sự việc tưởng như đi đến cao trào khi dịch ếch nổ lan sang tới một chiếc hồ ở Đan Mạch.

Giải mã bí ẩn vụ 1000 con ếch nổ tung ở hồ tử thần

Năm 2005, một chiếc hồ ở Đức đã được mệnh danh là hồ tử thần vì có tới 1000 con ếch bị nổ tung không rõ nguyên nhân

Sau gần 9 năm, một nhà khoa học đã vén màn được hiện tượng bí ẩn này. Frank Mutschmann, một trong những chuyên gia về loài lưỡng cư hàng đầu của Đức đã khám phá ra rằng vụ thảm sát của loài ếch là do một loài quạ cực kỳ thông minh gây ra.

Frank đã nghiên cứu mẫu ếch sống và chết ở Hamburg và phát hiện rằng trên lưng của những con ếch đã chết có một vết khía đúng bằng cỡ mỏ chim. Sau đó anh phát hiện ra tất cả những con ếch đã nổ tung đều thiếu mất phần gan.

Giải mã bí ẩn vụ 1000 con ếch nổ tung ở hồ tử thần
Xác ếch nổ ở hồ nhỏ nước Đức

“Những con ếch bị nổ tung không phải là bị chuột hay các loài gặm nhấm ăn mà là do những con quạ đã mổ và chỉ ăn gan. Những con quạ này rất thông minh bởi chúng biết da loài ếch này cực độc và biết gan là phần duy nhất giàu chất dinh dưỡng.

Chúng đã tìm được chính xác vị trí của gan dưới lớp da và mổ, lấy gan để ăn. Chỉ sau khi bị mất gan, những con ếch độc mới phát hiện mình đã bị tấn công liền phình to cơ thể lên để tự vệ. Tuy nhiên, vì không có xương sườn và đã mất gan nên phổi không giữ lại được, cứ thế phình to lên đến mức nổ vỡ ra.

Giải mã bí ẩn vụ 1000 con ếch nổ tung ở hồ tử thần
Giờ đây người ta đã tìm ra thủ phạm cho hiện tượng lạ, là loài quạ khôn ngoan.

Ếch là loài rất được yêu mến và bảo tồn ở Đức. Theo Frank giải thích, hiện tượng hàng loạt con ếch này bị bục vỡ không có gì đáng lo lắng vì đây chỉ là chuyện cân bằng trong tự nhiên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật bí ẩn giống rắn, đuôi chẻ đôi như đuôi của

Sinh vật bí ẩn giống rắn, đuôi chẻ đôi như đuôi của "người cá": Cái tên khiến ai cũng bất ngờ!

Rất nhiều người đã tỏ ra kinh ngạc trước sinh vật có chiếc đuôi chẻ đôi như vậy. Đây là sinh vật gì?

Đăng ngày: 26/02/2022
Singapore đang bị

Singapore đang bị "khủng bố" bởi rái cá, mỗi bữa ăn của chúng có thể trị giá hàng nghìn USD!

Số lượng rái cá tăng nhanh đã khiến cho Singapore gặp phải những tình huống " khốn đốn", chúng tiến vào khu dân cư để săn mồi, chơi đùa một cách tự nhiên mà không sợ bất cứ điều gì.

Đăng ngày: 26/02/2022
Thách đấu với nhím, chú chó

Thách đấu với nhím, chú chó "thần sấm" thua thảm ê chề

Chiến đấu với nhím gai, chú chó có cái tên của thần sấm - Thor, đã thua thê thảm, khiến chủ phải lên mạng xin tài trợ chi phí chữa trị.

Đăng ngày: 25/02/2022
Chim ác là biết tháo vòng theo dõi cho đồng loại

Chim ác là biết tháo vòng theo dõi cho đồng loại

Một nhóm nhà nghiên cứu mất những thiết bị theo dõi đắt giá khi bầy chim ác là lao tới mổ vòng GPS mà đồng loại của chúng đang đeo.

Đăng ngày: 25/02/2022
Rơi vào

Rơi vào "cửa tử", linh dương nổi điên húc thủng bụng báo săn

Rơi vào " cửa tử", linh dương vùng lên phản kháng, đẩy báo săn ngã xuống đất rồi dùng cặp sừng sắc nhọn húc thẳng vào bụng.

Đăng ngày: 24/02/2022
Gần 50% con đại bàng hói Mỹ bị nhiễm độc chì mãn tính

Gần 50% con đại bàng hói Mỹ bị nhiễm độc chì mãn tính

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ nhiễm độc chì cao ở hai loại đại bàng phổ biến nhất nước Mỹ, đại bàng hói và đại bàng vàng, từ năm 2010 đến 2018.

Đăng ngày: 24/02/2022
Loài chim sẻ chuyên kiếm ăn dưới nước với kĩ năng

Loài chim sẻ chuyên kiếm ăn dưới nước với kĩ năng "ngụp lặn" siêu hạng

Đôi cánh của loài chim này có cơ chế độc đáo, giúp chúng vừa có thể bay trên không trung, nhưng cũng có thể sử dụng như các chân chèo dưới nước, giúp chúng lặn sâu với tốc độ đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 24/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News