Giải mã cách muỗi tìm đốt con người

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện râu muỗi có thụ thể giúp chúng nhận biết axit lactic, một chất trong mồ hôi người và từ đó tìm đến đốt.

Phát hiện được tiến sĩ Matthew DeGennaro, nhà di truyền học về muỗi và là giáo sư tại Đại học Quốc tế Florida (Mỹ) đăng trên Current Biology.

Tiến sĩ DeGennaro cho biết đã cùng đồng nghiệp tìm kiếm những thụ thể trên râu muỗi từ nhiều năm qua và phát hiện một thụ thể mùi giúp muỗi nhận biết con mồi. Tuy nhiên, kể cả khi thụ thể này bị loại bỏ, muỗi vẫn hoạt động bình thường trong điều kiện có khí CO2 tỏa ra. Các nhà nghiên cứu nhận định có lẽ có các thụ thể khác nữa giúp muỗi nhận biết khí CO2.


Râu muỗi có thụ thể giúp chúng nhận biết axit lactic, từ đó tìm đến để đốt. (Ảnh: Alex Wild).

Đội ngũ của tiến sĩ DeGennaro tiếp tục nghiên cứu thụ thể mùi khác được gọi là Ir8a. Các nhà khoa học đưa muỗi đã được can thiệp làm mất Ir8a vào các ngăn có khí CO2, axit lactic, nhiệt độ ấm và có cánh tay của tình nguyện viên.

Theo dõi những con muỗi trong ngăn, tiến sĩ Dr. DeGennaro cho biết: "Chúng tôi chỉ tiến hành một thử nghiệm hành vi đơn giản để xem muỗi có thể phản ứng lại với axit lactic hay không. Và chúng không thể". Như vậy, thụ thể Ir8a đóng vai trò quan trọng, giúp muỗi nhận biết axit lactic trong mồ hôi người và tìm đến đốt.

Kết quả của nghiên cứu trên được kỳ vọng có thể giúp tạo ra các loại thuốc chống muỗi, ngăn chặn hoạt động của thụ thể Ir8a hoặc góp phần vào thiết kế các dạng bẫy muỗi hiệu quả. Nhờ đó con người kiểm soát muỗi và ngăn ngừa các dịch bệnh do muỗi lây truyền như Zika, West Nile, sốt xuất huyết, sốt rét.

Nhóm nghiên cứu tin rằng thụ thể nhận biết khí CO2 có thể cùng nhóm với thụ thể Ir8a, nhưng vẫn chưa tìm ra nó. Nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News