Giải mã cách tra tấn như dưới âm phủ thời Trụ vương

Trên phim và trong truyện thường nói về hình thức tra tấn bắt ôm cột đồng nung nóng dưới âm ti, nhưng đây không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thời Trụ vương bên Trung Quốc, nó đã từng diễn ra.

Bàn về dùng cực hình thì Trụ Vương thời nhà Thương được xem như thủy tổ. Cực hình Bào cách được thực hiện lần đầu tiên dưới thời Trụ Vương và được lưu hành, sử dụng hàng ngàn năm qua các triều đại sau này.

Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nhiều lần được xem những màn tra tấn Bào cách trên phim ảnh cổ trang của Trung Quốc, những người quản ngục coi đây là một trong những cực hình thường dùng trong tra khảo phạm nhân; một loại tra tấn gây ra nỗi đau khó quên cho người nhận cực hình.

Đối với những người quen thuộc với phim truyền hình, các tình tiết trong phim ảnh đều là hư cấu, do các nhà biên kịch tự viết ra, nhưng Bào cách thì không, bởi đây là một hình thức tra tấn có thật trong lịch sử Trung Quốc.

Theo ghi chép trong cuốn sách sử “Nghị binh” của Tuân Tử – một Nho gia cuối thời Chiến Quốc, cực hình Bào cách do Trụ Vương thời nhà Thương nghĩ ra. Trong “Phong thần diễn nghĩa”, còn ghi chép rõ rằng: khi đi săn, Đát Kỷ và Trụ Vương nhìn thấy các cây bị cháy có những con kiến rơi ào vào biển lửa, sau đó đã tạo ra hình thức tra tấn tàn nhẫn này.

Cuối thời nhà Thương, Trụ Vương tàn bạo, không những không thống trị được đất nước, mà còn nghiêm cấm mọi người không được nói xấu mình. Mặc dù vậy, Thương triều rộng lớn, không thiếu người dám chống đối nhà vua tàn độc này.

Trong thời kì đó, chống đối Trụ Vương, chẳng khác nào tự tìm đường chết. Không cần biết là ai, chỉ cẩn làm vua tức giận, đều bị trói vào cột đồng, và chịu cực hình Bào cách. Các bước thi hành Bào cách của Trụ Vương như sau: bước đầu tiên, trói phạm nhân vào cột; bước thứ 2, nung nóng cột trụ bằng đồng, cuối cùng, tới bước thứ 3 thì phạm nhân bị "nướng" đến chết.

Giải mã cách tra tấn như dưới âm phủ thời Trụ vương
Hình phạt “cột đồng nung nóng” của Trụ Vương là cực hình Bào cách ở thời kì đầu.

Hình phạt “cột đồng nung nóng” của Trụ Vương là cực hình Bào cách ở thời kì đầu, và ở những thời kì sau nó được tầng lớp cai trị phát triển thêm nhiều hình thức khác. Sau đời nhà Thương, cùng với sự thay đổi của các triều đại, công cụ hành hình ngày càng gọn nhẹ. Bào cách cũng dần dần biến đổi từ nung nóng cột đồng sang chỉ nung nóng một miếng sắt rồi in lên cơ thể của phạm nhân. Ở một số triều đại, nó còn là cách in dấu ấn lên trán phạm nhân.

Ở các triều đại sau, vua chúa không dùng hình thức bạo ngược này nữa mà các biến tướng của Bào cách chỉ còn diễn ra trong lao ngục để tra khảo phạm nhân; không có quy định phạm tội nào thì mới phải áp dụng đến hình phạt này. Có thể nói rằng việc sử dụng cực hình Bào cách là cách tra khảo phổ biến nhất trong nhà tù cổ đại.

Khi sử dụng cực hình Bào cách lên thân thể của những phạm nhân mặc quần áo, thì vải quần áo sẽ dính hẳn lên da thịt của họ. Còn đối với những người không mặc gì, nhẹ thì cũng cháy da thịt và để lại vết sẹo suốt đời; ngất xỉu, bất tỉnh, nặng thì tử vong. Bào cách quả thực là một hình thức tra tấn cực kì tàn nhẫn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News