Giải mã cơn ho kéo dài

Ho không phải một bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như viêm phổi, trào ngực dạ dày hay hen suyễn.

Ho là triệu chứng thường gặp mỗi khi đông về, được chia thành ho cấp tính (kéo dài dưới 4 tuần) và ho mạn tính (kéo dài từ 8 tuần trở lên). Để chữa trị hiệu quả, bạn cần xác định điều gì gây ho và dưới đây là 8 nguyên nhân bạn có thể tham khảo do Men's Health đưa ra.

Viêm phế quản cấp tính

Cảm lạnh thông thường gây ho khan đi kèm chảy nước mũi, đau họng hoặc sung huyết. Trong trường hợp ho nhiều và có đờm, bạn có thể đã bị viêm phế quản cấp tính.

Hầu hết các ca viêm phế quản cấp tính do virus gây ra nên dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Theo nghiên cứu của Đại học Georgia, khi mắc bệnh, bạn sẽ cần trung bình 18 ngày để hồi phục.

Viêm phổi

Ho kéo dài kèm đờm không màu hoặc lẫn máu là dấu hiệu của viêm phổi. Những biểu hiện có thể đi kèm bao gồm sốt, mệt mỏi toàn thân, khó thở và lạnh. Đáng lưu ý, cơn ho do viêm phổi đôi khi không xuất hiện ngay lập tức mà phát ra sau vài ngày dùng kháng sinh. Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi là virus hoặc nguy hiểm hơn là vi khuẩn.

Giải mã cơn ho kéo dài
Để chữa trị hiệu quả, bạn cần xác định điều gì gây ho. (Ảnh: Men's Health).

Nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (thuốc ức chế ACE)

Thuốc ức chế ACE được dùng để điều trị cao huyết áp. Khi vào cơ thể, chúng làm tăng số lượng chất bradykinin gây ho.

Cơn ho đến từ thuốc ức chế ACE thường rất khan, gần giống với ho gà. Điều kỳ lạ là bạn có thể đột ngột bị ho dù đã dùng thuốc một thời gian dài mà không gặp vấn đề nào. Trong trường hợp này, hãy liên hệ với bác sĩ để thay đổi phương pháp điều trị nếu có thể. Cơn ho sẽ dứt sau 3-4 tuần ngừng uống thuốc ức chế ACE.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính là hội chứng chảy dịch mũi sau. Nước mũi chảy xuống cỏ họng thay vì lỗ mũi sẽ kích thích gây ho, đặc biệt tồi tệ vào ban đêm hoặc sáng sớm bởi khi nằm nước mũi dễ chảy xuống dạ dày.

Bệnh thường được điều trị bằng thuốc kháng histamin.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một lý do thường gặp khác dẫn đến ho mạn tính. Tuy nhiên rất nhiều người lại không biết mình bị ho do chứng bệnh này.

Khi bị trào ngược, axit từ dạ dày lên thực quản, đến và "đốt" thanh quản khiến bạn bị ho. Người mắc bệnh thường ho nhiều sau bữa ăn quá no. Triệu chứng trở nặng vào ban đêm hoặc sáng sớm bởi khi nằm axit dễ dàng di chuyển đến thực quản.

Bác sĩ có thể phát hiện bệnh trào ngược dạ dày nhờ xét nghiệm đo lượng axit trong thực quản. Để cải thiện sức khỏe, bạn hãy thay đổi lối sống bằng cách hạn chế rượu, cafe, ăn tối muộn và các thực phẩm nhiều gia vị hoặc mỡ.

Hen suyễn

Cùng với hội chứng chảy dịch mũi sau và trào ngược dạ dày, hen suyễn là căn bệnh phổ biến thứ ba gây ho mạn tính. Các ống dẫn khí bị teo khiến bạn khó thở, thở khò khè và ho khan.

Hen suyễn thường được chẩn đoán thông qua các bài kiểm tra thở hoặc xét nghiệm chức năng phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

COPD là căn bệnh nghiêm trọng dễ mắc phải nếu thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói bụi, làm tổn thương đường thở khiến hô hấp khó khăn.

Có hai dạng COPD là viêm phế quản mạn tính và khí thủng. Ở bệnh viêm phế quản mạn tính, lớp niêm mạc của đường dẫn khí bị viêm dẫn đến ho mạn tính. Trong khi đó, bệnh khí thủng tác động đến các túi khí trong phổi, làm giảm lượng oxy trong máu. Kết quả là bạn bị ho khan và khó thở.

COPD được điều trị tương tự như bệnh hen suyễn tuy nhiên cho đến nay chưa có phương thuốc chữa khỏi hoàn toàn.

Ung thư phổi

Nếu bạn đã ho trong nhiều tuần, hãy nghĩ đến bệnh ung thư phổi. Cho đến nay, tiên lượng bệnh ung thư phổi rất xấu, chỉ 17% bệnh nhân sống được từ 5 năm trở lên.

Tuy vậy, đừng quá lo lắng bởi bạn không thể bị ung thư phổi nếu ho trong 8 tuần không kèm triệu chứng khác như sụt cân, ho ra máu, mệt mỏi, đau ngực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News