Giải mã đám mây dài 1.800km trên sao Hỏa

Đám mây hình thành phía trên núi lửa Arsia Mons trước bình minh, sau đó mở rộng với tốc độ lên tới 600km/h rồi tan biến.

Các nhà khoa học sử dụng camera "Webcam sao Hỏa" trên tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) để theo dõi vòng đời của Đám mây dài Arsia Mons (AMEC) và phát hiện một số thông tin mới, Cnet hôm 9/3 đưa tin. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí JGR Planets.

Giải mã đám mây dài 1.800km trên sao Hỏa
Đám mây dài 1.800km trên núi lửa sao Hỏa. (Ảnh: ESA/GCP/UPV/EHU Bilbao).

AMEC xuất hiện phía trên núi lửa Arsia Mons theo mùa. Đây không phải lần đầu tiên các nhà khoa học thấy đám mây, nhưng họ rất khó nghiên cứu vì nó tan biến nhanh và việc dùng tàu vũ trụ trên quỹ đạo sao Hỏa để theo dõi cũng không dễ. Webcam sao Hỏa có tầm nhìn rộng nên được sử dụng để nghiên cứu AMEC.

"Nhiều tàu quỹ đạo sao Hỏa chỉ có thể quan sát vùng núi lửa Arsia Mons vào buổi chiều do đặc điểm quỹ đạo của chúng. Vì vậy, đây thực sự là lần đầu tiên nghiên cứu chi tiết cấu trúc thú vị này", đồng tác giả nghiên cứu Agustin Sánchez-Lavega, chuyên gia tại Đại học Basque Country, cho biết.

AMEC xuất hiện vào mùa xuân sao Hỏa, có thể dài tới 1.800km và rộng 150km. "Đây là đám mây núi lớn nhất từng quan sát trên sao Hỏa. Nó hình thành khi gió bị buộc đẩy lên cao do các đặc điểm địa hình như núi hoặc núi lửa trên bề mặt hành tinh", ESA cho biết.

AMEC xuất hiện rồi biến mất mỗi ngày, trong vòng 80 ngày hoặc hơn. Đám mây bắt đầu hình thành trước khi Mặt Trời mọc rồi phát triển với tốc độ rất nhanh trong khoảng hai tiếng rưỡi. Nó có thể mở rộng với tốc độ lên đến 600km/h trước khi dừng lại. Sau đó, đám mây tách khỏi nguồn ban đầu, lan rộng hơn rồi bốc hơi vào cuối buổi sáng.

Trên Trái đất cũng có loại mây núi tương tự, nhưng chúng không đạt tới độ dài ấn tượng như AMEC. "Nếu hiểu đám mây này, chúng ta sẽ có cơ hội thú vị để tái tạo sự hình thành của đám mây bằng các mô hình, qua đó nắm thêm thông tin về hệ thống thời tiết ở sao Hỏa và Trái đất", Sánchez-Lavega nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm ra phương pháp khả thi để du hành tới sao Hỏa

Tìm ra phương pháp khả thi để du hành tới sao Hỏa

Một nhóm các nhà khoa học Nga đã tìm ra một loại thuốc có thể ngăn chặn tác động tiêu cực của bức xạ thiên hà đối với não người, bao gồm suy giảm nhận thức, lo lắng và bất ổn về cảm xúc.

Đăng ngày: 11/03/2021
Những người đầu tiên lên sao Hỏa sẽ định cư ở đâu?

Những người đầu tiên lên sao Hỏa sẽ định cư ở đâu?

Có nước con người mới có thể sống lâu dài. NASA đã nghiên cứu lập bản đồ xác định các vị trí có băng dưới bề mặt sao Hỏa để chuẩn bị đưa người lên hành tinh này.

Đăng ngày: 05/03/2021
Chương trình

Chương trình "gửi tên lên sao Hỏa" của NASA đã trở lại

Hiện tại, bạn đã có thể đăng ký vé thông hành tại trang web của NASA để được gửi tên lên Hỏa tinh trong những nhiệm vụ tiếp theo

Đăng ngày: 05/03/2021
Trung Quốc công bố những bức ảnh độ phân giải cao về sao Hỏa

Trung Quốc công bố những bức ảnh độ phân giải cao về sao Hỏa

Trong các bức ảnh này, các địa hình trên sao Hỏa như miệng núi lửa nhỏ, rặng núi và cồn cát có thể nhìn thấy rõ ràng. Người ta ước tính đường kính miệng núi lửa lớn nhất trong ảnh là khoảng 620m.

Đăng ngày: 04/03/2021
NASA cho hay: Một số sinh vật Trái đất có thể tạm thời sống sót trên sao Hỏa

NASA cho hay: Một số sinh vật Trái đất có thể tạm thời sống sót trên sao Hỏa

Phát hiện này có thể mang lại những tác động to lớn đối với lĩnh vực du hành không gian.

Đăng ngày: 01/03/2021
Chân dung gia đình robot trên phương tiện khám phá sao Hỏa

Chân dung gia đình robot trên phương tiện khám phá sao Hỏa

Robot tự hành Perseverance mang tấm biển liệt kê các robot NASA từng bay tới sao Hỏa trong hàng chục năm qua.

Đăng ngày: 27/02/2021
Chiếc dù khổng lồ của tàu thăm dò sao Hỏa mang thông điệp bí mật

Chiếc dù khổng lồ của tàu thăm dò sao Hỏa mang thông điệp bí mật

Chiếc dù khổng lồ được sử dụng để hạ cánh tàu thám hiểm Perseverance trên sao Hỏa chứa một thông điệp bí mật, được mã hóa bằng mô hình cam trắng trên dù.

Đăng ngày: 24/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News