Giải mã giấc mơ: Điềm lành hay điềm xấu?
Vào một đêm, bạn nằm mơ và thức dậy với một tâm trí rối bời, không biết giấc mơ vừa gặp là điềm lành hay điềm xấu, đừng lo vì bạn không cô đơn đâu, việc muốn hiểu và giải mã giấc mơ đã xuất hiện rất lâu về trước rồi.
Nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy vào khoảng 3000 năm TCN, nền văn minh Lưỡng Hà đã bắt đầu ghi chép và giải mã các giấc mơ trên bảng sáp. Một ngàn năm sau, người Ai Cập cổ đại viết hẳn một cuốn sách liệt kê hơn một trăm giấc mơ thường thấy và ý nghĩa của chúng. Và nhiều năm sau đó, việc giải mã giấc mơ vẫn tiếp diễn, chúng ta luôn tò mò và không ngừng tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của giấc mơ.
Cho đến ngày nay, vào thời kì mà mọi người bảo là thời hiện đại, với việc áp dụng các kĩ thuật công nghệ tiên tiến vào các cuộc thử nghiệm và nghiên cứu khoa học, cùng với sự kiên trì, ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhưng lại có một số giả thuyết khá thú vị.
Mơ để hoàn thành những ước nguyện
Đầu những năm 1900, Sigmund Freud đề xuất rằng tất cả những giấc mơ, kể cả ác mộng, ngoài việc là một tập hợp các hình ảnh từ cuộc sống hàng ngày, chúng còn có ý nghĩa liên quan đến việc thực hiện các ước nguyện trong tiềm thức. Freud giả thuyết rằng những thứ chúng ta nhớ khi thức dậy từ một giấc mơ là đại diện cho những suy nghĩ, thúc giục và mong muốn trong tiềm thức khi không bị cản trở bởi lý trí. Freud tin rằng bằng việc phân tích những gì nhớ được, những nội dung vô thức sẽ tiết lộ ước muốn thực sự của chúng ta.
Mơ để nhớ
Để tăng hiệu suất cho một số công việc tinh thần nhất định, ngủ là tốt, nhưng mơ trong khi ngủ còn tốt hơn. Năm 2010, các nhà khoa học khám phá rằng các đối tượng nghiên cứu tìm đường ra khỏi trò chơi mê cung tốt hơn nếu họ có một giấc ngủ ngắn và mơ về mê cung trước khi chơi lần thư hai. Thực tế là họ làm tốt hơn gấp mười lần những người thức giữa các lần thử và những người ngủ nhưng không mơ về mê cung. Các nhà khoa học giả thiết rằng một số quá trình ghi nhớ nhất định chỉ có thể xảy ra khi chúng ta ngủ và mơ là một biểu hiện cho việc não đang ôn tập và ghi nhớ.
Mơ để quên
Có khoảng 10000 tỷ liên kết nơ-ron trong kiến trúc não bộ của bạn. Nó được tạo ra bởi những gì bạn nghĩ và những gì bạn làm. Năm 1983, một giả thuyết sinh học - thần kinh cho rằng chủ yếu trong chu kỳ giấc ngủ REM, vỏ não của bạn đánh giá các liên kết nơ-ron và loại bỏ những gì không cần thiết. Nếu không có quá trình quên đi thông qua giấc mơ, não bộ sẽ bị quá tải bởi những liên kết vô dụng và những suy nghĩ linh tinh có thể làm gián đoạn những suy nghĩ chủ chốt mà bạn cần phải làm khi tỉnh táo.
Mơ để giữ bộ não hoạt động
Lý thuyết này cho rằng giấc mơ là kết quả từ việc não cần phải liên tục củng cố và tạo ra những ký ức để hoạt động hiệu quả. Vì vậy, khi ta ngủ, não sẽ tự động kích hoạt các dữ liệu từ bộ nhớ dưới hình thức suy nghĩ và cảm xúc bạn trải nghiệm trong giấc mơ. Nói cách khác, giấc mơ là một màn hình chờ ngẫu nhiên mà não bộ bật lên để nó không bị ngừng hoạt động hoàn toàn.
Mơ để diễn tập
Những giấc mơ liên quan đến tình huống nguy hiểm và bị đe doạ rất phổ biến và giả thuyết chính là não đang diễn tập cho bản năng của bạn. Dù đó là một đêm đầy lo âu khi bị một con gấu truy đuổi qua rừng, đánh nhau với ninja trong một con hẻm tối tăm hay tán tỉnh một em gái xinh đẹp, những giấc mơ này cho phép bạn luyện tập chiến thuật và trực giác nếu bạn gặp phải điều tương tự trong cuộc sống thực.
Mơ để hồi phục
Các nơ-ron dẫn truyền căng thẳng trong não kém hoạt động hơn trong giai đoạn REM của giấc ngủ, kể cả trong cơn ác mộng, từ đó, một số nhà khoa học giả thuyết rằng mục đích của giấc mơ là bình ổn tâm lý trước những trải nghiệm đau đớn. Xem lại những sự kiện đau đớn trong mơ với ít căng thẳng thần kinh có thể cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn và tạo tâm lý vững vàng để ứng phó với chúng một cách lành mạnh. Một số nhà khoa học tin rằng thiếu những giấc mơ có thể là yếu tố liên quan đến những người bị rối loạn tâm trạng và PTSD.
Mơ để giải quyết các vấn đề
Không bị giới hạn bởi các quy tắc logic thông thường, trong giấc mơ, lý trí có thể tạo ra những kịch bản không giới hạn để giúp nắm bắt vấn đề và xây dựng giải pháp mà bạn có thể không nghĩ đến khi còn thức. John Steinbeck và các nhà khoa học đã chứng minh hiệu quả của giấc mơ trong giải quyết vấn đề. Đó cũng là cách nhà hoá học nổi tiếng August Kekule phát hiện ra cấu trúc của phân tử benzen và nó là lý do mà đôi khi giải pháp tốt nhất cho một vấn đề là ngủ.
Trên đây chỉ là một trong nhiều giả thuyết nổi bật. Khi công nghệ ngày càng phát triển, nhiều bí mật của não bộ dần được bật mí. Có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ khám phá ra lý do thật sự của những giấc mơ. Nhưng từ giờ cho đến thời điểm đó, hãy cứ nghĩ giấc mơ luôn mang lại điều tốt.

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?
Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

16 điều thú vị về Vatican
Du khách đến Italy không thể bỏ qua thành Rome và một khi đến Rome họ nhất định ghé thăm Vatican - đất nước bé nhỏ và hiền hòa bậc nhất hành tinh.
