Giải mã hội chứng siêu hiếm khiến 2% dân số bị dị ứng khi... tập thể dục
Có những người muốn tập tành vận động một chút cũng chẳng thể được. Họ mắc phải hội chứng EIA - còn gọi nôm na là dị ứng khi tập thể dục, và đó quả là một bi kịch.
Nếu như gặp một người chẳng bao giờ chịu tập tành thể dục thể thao, bạn sẽ nghĩ gì? Ồ, có thể đơn giản là vì họ... lười thôi! Tuy nhiên, hóa ra trên thế giới này tồn tại một hội chứng rất kỳ lạ, khiến con người không thể tập tành gì được. Mỗi khi tập, họ đều bị nổi phát ban ở tay chân, giống hệt như khi bị dị ứng vậy.
Không phải ai muốn tập cũng tập được.
Đó là EIA (Exercise-induced anaphylaxis - chứng mẫn cảm với tập thể dục), hay còn được biết đến với cái tên thân mật hơn: dị ứng tập thể dục. Ước tính, khoảng 2% dân số đang mắc phải hội chứng này, tương đương với hơn 140 triệu người.
Về cơ bản, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sau mỗi lần hoạt động mạnh: chạy bộ, chơi tennis, đạp xe, tập nhảy... Nhưng đôi khi, chỉ cần vận động nhẹ như đi bộ thôi cũng đủ để gây ra phản ứng rồi.
Cũng giống như các chứng dị ứng thông thường, EIA nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Có người chỉ bị nổi ban, nhưng các trường hợp nặng còn thấy khó thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Và thậm chí, những trường hợp nặng bị dị ứng khủng khiếp đến mức gây nguy hiểm cho tính mạng.
Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sau mỗi lần hoạt động mạnh.
EIA - căn bệnh ảnh hưởng đến 2% dân số
Với một người mắc EIA thì mỗi khi tập thể dục, hệ miễn dịch bỗng nhiên phản ứng một cách kỳ lạ. Cơ thể sẽ tiết ra nhiều hóa chất - như histamine - gây ra các triệu chứng của bệnh dị ứng như mũi sưng tấy, da nổi ban, mẩn đỏ. Đôi lúc, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, khiến người bệnh đau bụng, buồn nôn.
Càng tập, các phản ứng càng nặng hơn. Cổ họng có sưng lên, nghẽn đường thở, huyết áp giảm, suy tuần hoàn... Bất kể ham muốn tập tành có lớn như thế nào, đơn giản là họ chẳng thể làm được thôi.
Đôi khi chỉ cần vận động nhẹ thôi cũng nổi mẩn.
Nguyên nhân là gì?
Điều này thực sự vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên một số bác sĩ cho rằng lý do có thể nằm ở chế độ ăn.
Trong rất nhiều trường hợp mắc EIA, các bác sĩ ghi nhận rằng họ thực chất mắc phải một biến thể của bệnh là FDEIA (mẫn cảm với tập thể dục do thực phẩm). Tức là nếu người bệnh tập luyện sau khi ăn một số loại thực phẩm, phản ứng sẽ xảy ra.
Có nghĩa, nếu họ chỉ tập tành, hay chỉ ăn thì không làm sao. Nhưng nếu tập sau khi ăn, hệ miễn dịch lập tức can thiệp.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Medscape, các loại thực phẩm gây ra FDEIA chủ yếu là bột mỳ, động vật có vỏ (trai, sò, ốc...), cà chua, đậu phộng và ngô.
Tuy vậy, nhiều loại thực phẩm khác cũng được ghi nhận dù xảy ra với tần suất ít hơn, bao gồm thịt, hoa quả, các loại hạt, sữa, đậu nành, cải xanh, thậm chí là... cơm.
Vậy phải chăng chỉ đơn giản là tránh các loại thực phẩm này là được? Thực ra điều này là rất khó, vì FDEIA không có một dạng chung cụ thể. Chưa có nhà khoa học nào tìm ra được mẫu số chung cho căn bệnh này, vì đôi khi chỉ cần bạn hít phải bột thực phẩm cũng đủ để căn bệnh xuất hiện khi bắt đầu tập luyện rồi.
Tính đến thời điểm hiện tại, cách duy nhất để ngăn EIA xuất hiện là vận động ở cường độ thấp.
Làm thế nào để xử lý căn bệnh này?
Rất tiếc, khoa học hiện chưa thể làm gì được EIA. Tính đến thời điểm hiện tại, cách duy nhất để ngăn EIA xuất hiện là vận động ở cường độ thấp. Hoặc bạn có thể chuyển sang tập bơi, vì đến nay chưa có trường hợp nào mắc EIA khi đang bơi lội cả.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ một loại thực phẩm nào đó là nguyên nhân, bạn không nên ăn nó trong khoảng từ 6 - 8h trước khi tập luyện. Trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, bệnh tình có thể trầm trọng hơn, nên hạn chế tập luyện vào các thời điểm đó.
Nhìn chung, nếu xác định mắc phải EIA, bạn nên đến gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất. Và dành cho người bình thường: nếu không mắc bệnh thì nên chăm chỉ tập luyện đi, vì có những người muốn cũng không thể tập được kia kìa.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
