Giải mã loài chim đang rất hot khiến "dân chơi" nhìn phát biết ngay phim gì!

Nếu nhìn chú chim dưới đây, chắc hẳn dân mọt phim sẽ biết ngay đây là loài chim gì. Thế nhưng đối với nhiều người thì đó lại là một dấu hỏi lớn. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về danh tính loài chim đang khiến nhiều chị em phải phát cuồng.

Giải mã loài chim đang rất hot khiến dân chơi nhìn phát biết ngay phim gì!
Đây là loài chim gì?

Vậy tại sao chim thủy tổ lại nổi tiếng trong thời gian gần đây?

Lý do loài chim này lại bỗng trở nên nổi tiếng là do từ khóa "chim thủy tổ" gắn liền với bộ phim đang rất được quan tâm có tên A Business Proposal (Hẹn hò chốn công sở). Cụ thể hơn là hình ảnh tổng tài "chim thủy tổ" Kang Tae Mu (do diễn viên Ahn Hyo Seop thủ vai).

Tổng tài "chim thủy tổ" Kang Tae Mu là một chàng CEO có ngoại hình nổi bật, quyến rũ, thành tích học tập xuất sắc với vẻ ngoài lạnh lùng, kiêu ngạo, luôn tự tin vào bản thân. Anh tin rằng bất cứ cố gái nào cũng sẽ phải đổ dúi dụi khi gặp mình.

Bên cạnh đó là khả năng lãnh đạo và tài năng kinh doanh xuất chúng, sẵn sàng sa thải bất cứ nhân viên nào nếu họ không thích công việc của mình. Anh luôn đưa ra những quyết định dứt khoát và hầu như không mắc sai lầm nào.

Thế nhưng tổng tài "chim thủy tổ" lại khiến người xem phải 'cười lăn lộn' trong những phân đoạn với nữ chính là cô nàng Shin Ha Ri (do diễn viên Kim Se Jeong thủ vai). Trong đó có một cảnh khiến nhiều người phải lên Google để tìm ngay từ khóa "chim thủy tổ".

Do đó, từ khóa về "chim thủy tổ" đã được đẩy lên topsearch.

Giải mã loài chim đang rất hot khiến dân chơi nhìn phát biết ngay phim gì!

Giải mã loài chim đang rất hot khiến dân chơi nhìn phát biết ngay phim gì!
Phân cảnh hài hước khiến nhiều người xem phải lên Google tìm từ khóa "chim thủy tổ".

Dù bộ phim "Hẹn hò chốn công sở" mới chỉ phát sóng 4 tập đầu tiên nhưng nó đã tạo nên một thành tích nổi bật khi nhanh chóng lọt #2 trên top trending Việt Nam chỉ xếp sau "Tòa án vị thành niên".

Trên trang Nielsen Korea, điểm rating của bộ phim này là 6,5%, vượt qua thành tích trước đó của Our Beloved Summer. Bộ phim hiện đang rất được chờ đợi và hứa hẹn sẽ trở thành một bộ phim ăn khách trong năm nay.

Sự thật về chim thủy tổ

Chim thủy tổ (Archaeopteryx) sống cách đây 150 triệu năm (cuối kỷ Jura) - được cho là tổ tiên của các loài chim ngày nay. Các nhà khảo cổ đã khai quật được hóa thạch của loài chim này lần đầu tiên vào năm 1861 tại tầng đá vôi Solnhofen ở Bavaria, miền nam Đức.

Phát hiện này đã gây chấn động giới khoa học lúc bấy giờ khi sinh vật được khám phá lại có lớp lông vũ bao phủ nhưng răng và đuôi lại là của một con khủng long. Điều đó khiến nhiều nhà khoa học cho rằng nó là một con khủng long thay vì chim.

Chính vì thế việc xem loài Archaeopteryx (theo tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là "Đôi cánh cổ đại") là thủy tổ của các loài chim vẫn còn là điều gây tranh cãi giới khoa học. Lý do là các nhà khoa học Trung Quốc đã có những phát hiện mới về loài chim nguyên thủy nhất.

Giải mã loài chim đang rất hot khiến dân chơi nhìn phát biết ngay phim gì!
Chim thủy tổ có biết bay không vẫn là một dấu hỏi lớn. (Ảnh: Wiki).

Theo đó, chuyên gia Xing Xu thuộc Đại học Linyi ở tỉnh Sơn Đông đã phát hiện ra một hóa thạch có kích thước chỉ bằng con gà có tên gọi Xiaotingia zhengi ở khu vực Tiaojishan, miền đông Trung Quốc và có nhiều đặc điểm giống với chim thủy tổ.

Điều này khiến cho việc xem chim thủy tổ Archaeopteryx là loài chim đầu tiên xuất hiện trên trái đất gặp nhiều dấu hỏi lớn. Hiện chim thủy tổ được xếp vào phân loại: Bộ Khủng long hông thằn lằn, phân bộ Khủng long ăn thịt, lớp Khủng long bay.

Do có đặc điểm phổ biến ở cả chim và khủng long phi điểu nên Archaeopteryx thường được coi như là một mắt xích chuyển tiếp giữa chim hiện đại và khủng long có lông. Ngay cả việc loài chim thủy tổ có thể bay được hay không cũng là một đề tài hiện còn gây tranh cãi.

Lý do là vì các nhà khoa học nhận thấy chim thủy tổ không có khả năng nâng cánh của mình cao hơn lưng. Bởi chúng thiếu một xương quan trọng ở ức gắn liền với các cơ giúp các loài chim ngày nay nâng cánh.

Một con Archaeopteryx trưởng thành có thể dài đến 50cm và nặng từ 0.8 đến 1kg (gần bằng kích thước 1 con quạ ngày nay). Do kích thước khá khiêm tốn nên chúng chỉ săn các loài bò sát nhỏ, động vật lưỡng cư, động vật có vú và côn trùng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài

Loài "mực ma cà rồng" cổ xưa nhất được đặt theo tên tổng thống Mỹ Joe Biden

Phân tích hóa thạch 328 triệu năm ở Mỹ tiết lộ một loài mực ma cà rồng tiền sử chưa từng được biết đến có tới 10 xúc tu.

Đăng ngày: 10/03/2022
Hóa thạch tiết lộ loài cá

Hóa thạch tiết lộ loài cá "đội mũ bảo hiểm" kỳ lạ

Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc phát hiện hóa thạch của một loài cá có hình dạng rất đặc biệt sống cách đây tới 436 triệu năm.

Đăng ngày: 09/03/2022
Nghiên cứu mới tiết lộ dáng đi của khủng long cổ dài khổng lồ

Nghiên cứu mới tiết lộ dáng đi của khủng long cổ dài khổng lồ

Mô phỏng kiểu sải chân dựa trên dấu vết hóa thạch cho thấy khủng long cổ dài khổng lồ có dáng đi gần giống nhất với hà mã hiện đại.

Đăng ngày: 08/03/2022
Phát hiện hạt ngọc trai tự nhiên 6.500 năm tuổi tại Qatar

Phát hiện hạt ngọc trai tự nhiên 6.500 năm tuổi tại Qatar

Hạt ngọc trai từ năm 4600 trước Công nguyên được tìm thấy trong một ngôi mộ giúp hé lộ thông tin về cuộc sống của những cộng đồng cổ xưa.

Đăng ngày: 08/03/2022
Phát hiện mới nhất về bí ẩn của một ngư dân thời kỳ đồ đá chết đuối

Phát hiện mới nhất về bí ẩn của một ngư dân thời kỳ đồ đá chết đuối

Các nhà khoa học đã phát hiện ra bộ xương người có niên đại từ thời kỳ đồ đá được tìm thấy ở miền bắc Chile ngày nay là hài cốt của một ngư dân chết do đuối nước.

Đăng ngày: 07/03/2022
Các hóa thạch cổ nhất của Tổ tiên rắn hổ mang Ai Cập được tìm thấy trong vùng trũng của Fayoum

Các hóa thạch cổ nhất của Tổ tiên rắn hổ mang Ai Cập được tìm thấy trong vùng trũng của Fayoum

Các hóa thạch cổ nhất của Tổ tiên rắn hổ mang Ai Cập được tìm thấy trong vùng trũng của Fayoum.

Đăng ngày: 07/03/2022
Phát hiện nền văn minh 40.000 tuổi do nhiều loài người cùng tạo nên

Phát hiện nền văn minh 40.000 tuổi do nhiều loài người cùng tạo nên

Theo Science Alert, địa điểm khảo cổ Xiamabei mang đến cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống của những Homo sapiens cổ đại cùng những người họ hàng đã tuyệt chủng.

Đăng ngày: 07/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News