Giải mã lý do ngày càng có nhiều người bị ung thư
Trước đây con người không sống lâu và y học chưa đủ phát triển để xác định ung thư; ngày nay lối sinh hoạt cùng tuổi thọ kéo dài khiến căn bệnh trở nên phổ biến.
Thời đại ngày nay dường như mỗi chúng ta đều có người thân hoặc bạn bè bị hoặc từng mắc ung thư. Căn bệnh này đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và được coi là vấn nạn của xã hội hiện đại. Tại sao điều này lại xảy ra? Theo Medicaly Daily, những yếu tố thuộc về lối sống như hút thuốc lá, ít vận động, chế độ ăn nghèo nàn và tuổi thọ kéo dài khiến con người dễ mắc ung thư.
Những yếu tố thuộc về lối sống như hút thuốc lá, ít vận động... khiến con người dễ mắc ung thư. (Ảnh: Age Marker).
Trường hợp ung thư đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào năm 2625 trước Công nguyên bởi Imhotep, vị bác sĩ Ai Cập cổ đại. Ông đã tìm thấy "những khối phồng lên trên vú, lan ra, giống như một loại quả chưa chín; lạnh và cứng", những dấu hiệu thường gặp ở bệnh ung thư vú. Ung thư bụng và các khối u khác cũng được phát hiện ở nhiều xác ướp Ai Cập. Trong cơ thể được bảo tồn của một phụ nữ trẻ thuộc bộ tộc Chiribaya ở sa mạc Atacama còn xuất hiện một khối u lớn từ xương xuyên qua da.
Như vậy, ung thư đã tồn tại từ rất lâu. Vào giai đoạn con người còn lo ngại dịch hạch, cúm, lao và đậu mùa, những báo cáo về ung thư rất hiếm thấy. Đó là do nhân loại không sống đủ lâu để phát triển ung thư và các bác sĩ cũng không thể xác định bệnh một cách chính xác.
Đến năm 1900, ung thư trở thành nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 8 ở Mỹ. Năm 1950, tuổi thọ trung bình tăng thêm 21 năm và ung thư vọt lên vị trí thứ nhì danh sách các nguyên nhân gây chết người, chỉ sau bệnh tim. Nguy cơ ung thư tăng lên theo tuổi thọ. Ví dụ, một người đàn ông từ 49 tuổi trở xuống chỉ có một trong 304 khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng khi chạm mốc 70 tuổi, tỷ lệ này là 1/9.
Một tin đáng mừng là bệnh nhân ung thư đã có nhiều cơ hội sống sót hơn. Năm 2013, Hiệp hội Ung thư Mỹ thông báo tỷ lệ tử vong do ung thư đã giảm 20% so với 20 năm trước đó. Thành quả này đến từ những nỗ lực trong giáo dục, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư. Hơn nữa, nhiều bệnh ung thư đã có thể được ngăn chặn. Năm 2010, gần 1,5 trên 8 triệu trường hợp tử vong do ung thư trên thế giới gây ra bởi thuốc lá. Các tác nhân như thừa cân, béo phì, lười vận động cùng ăn uống phản khoa học dẫn đến 20% ca ung thư toàn cầu.
Sự kết hợp của tuổi thọ kéo dài và lối sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi vậy hãy đứng dậy và kiểm soát cuộc sống của bạn.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
