Giải mã sự trường tồn của đê biển thời La Mã

Các nhà khoa học đã khám phá ra bí mật tạo nên sự bền vững cho các công trình đê chắn biển thời La Mã trong cả ngàn năm qua.

Theo báo Guardian (Anh), các công trình đê chắn sóng từ thời La Mã vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" trong hơn 1.500 năm qua, trong khi các công trình tương tự được xây sau này bằng vật liệu mới đều sớm bị khuất phục trước sóng gió đại dương. Tại sao như vậy?

Giải mã sự trường tồn của đê biển thời La Mã
Bê tông đó được trộn từ tro tàn núi lửa, vôi sống, nước biển và đá từ núi lửa.

Trong công trình nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí American Mineralogist, nhà địa chất học Marie Jackson của Đại học Utah, đồng tác giả nghiên cứu về các cấu trúc xây dựng thời La Mã, đã hé mở về loại vật liệu bí mật tạo nên sự bền vững cho công trình của người La Mã.

Theo đó người La Mã đã sử dụng công thức pha trộn bê tông đặc biệt cho các công trình cảng biển và đê chắn sóng của họ. Bê tông đó được trộn từ tro tàn núi lửa, vôi sống, nước biển và đá từ núi lửa.

Nhờ loại nguyên liệu xây dựng đặc biệt này, các công trình bị ngâm nước của người La Mã cổ xưa ngày càng bền vững hơn theo thời gian.

Các nhà khoa học lý giải rằng nước biển đã có những phản ứng hóa học với các vật liệu có nguồn gốc từ núi lửa, từ đó sinh ra loại vật liệu mới giúp các tấm bê tông càng thêm vững chắc.

Nhà nghiên cứu Marie Jackson nhận xét: "Họ đã tốn rất nhiều công sức để phát triển loại vật liệu này. Họ là những người vô cùng thông minh".


Video cho thấy nước biển đã khiến các cấu trúc xây dựng bê tông từ thời La Mã ngày càng bền vững hơn như thế nào - (Nguồn: University of Utah/Youtube).

Các nhà nghiên cứu đã mô tả quá trình phân tích của họ về phần lõi bê tông trong các công trình đê chắn sóng và cảng biển có từ thời La Mã.

Cũng theo các tác giả nghiên cứu, người La Mã đã ý thức được giá trị tuyệt vời của loại vật liệu bê tông do họ tìm ra, tin tưởng vào sự bền vững của nó trước sóng gió và theo thời gian sẽ chỉ càng bền chắc hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News