Giải mã thói ăn cắp ý tưởng một cách vô tình

Không có gì phẫn nộ bằng việc bạn nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời hoặc một giải pháp lý tưởng nhưng lại bị người khác đánh cắp, hớt tay trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kẻ trộm ý tưởng thậm chí không nhận ra rằng họ vừa làm chuyện tồi tệ, khó chấp nhận đó.

Kẻ trộm không cố ý

Nhiều người cho biết họ từng trải qua tình huống cay đắng bị sếp ăn cắp ý tưởng mà không biết phải làm thế nào để tố cáo. Trong một khảo sát trên 1.000 lao động năm 2015, cứ 5 sếp thì có một người thừa nhận thường xuyên ăn cắp ý tưởng của nhân viên. Tệ hơn, tất cả mọi người đều thừa nhận từng đánh cắp ý tưởng ít nhất một lần. Gần nửa số người tham gia khảo sát cho biết ý tưởng của mình đã bị đánh cắp để "đánh bóng tên tuổi" cho người khác và kẻ đánh cắp cướp công của họ một cách trơ trẽn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, trong một số trường hợp, kẻ cắp không hề nhận ra họ đang cướp công người khác. Họ là những kẻ trộm "vô tình". Theo các nhà tâm lý, những người ăn cắp ý tưởng mà không ý thức được việc mình làm mắc hội chứng "cryptomnesia - tiềm ý thức", một hội chứng liên quan đến trí nhớ gây nhầm tưởng một ký ức nào đó là ý tưởng sáng tạo nguyên bản. Hội chứng này có thể xảy ra trong trường hợp các bản nhạc kinh điển bị tố đạo nhái hay một bác sỹ tuyên bố tìm ra phương pháp mới dù nó đã được sử dụng nhiều năm trời.

Gần đây, làng nhạc xôn xao vụ tay guitar Jimmy Page của ban nhạc Led Zeppelin bị tố đạo bài "Taurus" của Randy Wolfe (thuộc ban nhạc Spirit, kém nổi tiếng) để đưa vào ca khúc lừng danh "Stairway to Heaven".

Tại phiên toà ở Los Angeles (Mỹ), các chuyên gia âm nhạc khẳng định sự giống nhau đáng kinh ngạc của hai ca khúc. Page thừa nhận có album của Spirit và ban Led Zeppelin từng chơi lại một tác phẩm của Spirit, nhưng "Taurus" thì anh mới nghe. Điều đó khiến nhiều người tin rằng Jimmy mắc hội chứng "tiềm ý thức" và phản đối việc tòa ra phán quyết anh ta đạo nhạc.


Nhiều người vẫn nghi ngờ Jimmy Page mắc hội chứng crytomnesia. (Ảnh: Thedailybeast).

Giải mã hội chứng tiềm ý thức

Rất khó nhớ nguồn gốc của những gì bạn biết bởi tồn tại 2 loại ký ức dài hạn có thể được nhớ lại một cách có ý thức. Chẳng hạn, khi ngồi họp, não bạn bận cập nhật thông tin về nơi chốn, thời gian, ai đang nói gì, thời tiết ra sao - một chuỗi trải nghiệm cá nhân nối tiếp nhau. Đó là ký ức tình tiết. Ngoài ra, bạn còn phải nhớ nội dung cuộc họp - được gọi là "ký ức nội dung".

Các thông tin trong 2 loại ký ức ban đầu được lưu trữ cùng một nơi, sau đó sẽ bị tách ra. Hệ thống kép này giúp nhớ lại các thông tin một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đôi khi việc nhớ lại gặp trục trặc. Bạn chợt nhớ ra một đề nghị từ cuộc họp trước đó và không biết nó xuất phát từ ai; hay bất ngờ bạn nảy ra một ý tưởng mới, nhưng thực chất nó từng được người khác nêu ra. Đó là khi ký ức tình tiết bị quên.

Kẻ trộm ý tưởng "vô tình" thường quên ký ức tình tiết, khi việc thảo luận nhóm dẫn đến một ý tưởng nào đó có thể khiến một thành viên cho rằng đó là ý tưởng của anh ta.

Những trường hợp như vậy xuất hiện khá thường xuyên và hội chứng tiềm ký ức không hiếm thấy. Ý tưởng hay thường dễ bị ăn cắp hơn ý tưởng tồi. Hiện tượng đánh cắp không chỉ phụ thuộc chất lượng của ý tưởng mà còn phụ thuộc uy tín của người đưa ra nó.

"Hầu hết chúng ta luôn có những ký ức được ngụy tạo mà không hề hay biết", nhà tâm lý Elizabeth Loftus, Đại học Washsington nói.

Trong một thử nghiệm, người tham gia được yêu cầu đưa các từ chỉ tên vào các danh mục, như danh mục động vật bốn chân. Sau đó, họ phải chỉ ra những từ mình đã đưa vào như chó, cừu, voi... Kết quả, gần 10% trong số họ đã vô ý "nhận vơ" những từ mà người khác đề xuất.

Trong ngành quảng cáo - nơi việc tham khảo các ý tưởng là một phần của quy trình công việc, hội chứng cryptomnesia xảy ra hằng ngày. Bà Karen Corrigan - nhà sáng lập hãng quảng cáo Happiness Brussels - thừa nhận thực tế này: "Nó xảy ra và xảy ra rất thường xuyên. Các chuyên gia thiết kế ý tưởng - vốn thường xuyên nghiên cứu các quảng cáo trước đó - thường ghi nhớ chúng một cách vô thức và sau đó đưa ra những ý tưởng tương tự".

Theo các chuyên gia, trong hầu hết các trường hợp, rất khó xác định hành động ăn cắp ý tưởng là có chủ đích hay không. Do đó, Richard Beer - Giám đốc mảng sáng tạo tại Don't Panic London - cho rằng, việc quan trọng nhất là bảo vệ ý tưởng của bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News