Giải mã tiếng kêu bí ẩn không bao giờ ngưng của Trái đất

Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra lời giải về những tiếng "u u" không bao giờ ngưng lại của Trái đất.

Lời giải về tiếng kêu không ngừng của Trái đất

Nghiên cứu mới đây đăng tải trên trang Livescience đã đưa ra lời giải về những tiếng kêu bí ẩn, không bao giờ ngưng trong Trái đất - điều có thể khiến cho hành tinh của chúng ta rơi vào tình trạng bị “ù tai” nặng.

Giới khoa học từ lâu đã nhận thấy, những trận động đất xảy ra có thể khiến Trái đất xuất hiện những âm vang lớn kéo dài trong vài ngày, thậm chí là trong vài tháng.

Vào cuối thập niên 1990, các nhà địa chấn học đã phát hiện trong Trái đất luôn tồn tại những âm thanh rung động không ngừng nghỉ ngay cả khi không có trận động đất nào xảy ra. Hiện tượng này cũng thường được gọi là microseismic - trận động đất siêu nhỏ mà con người khó có thể cảm nhận được.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của các chuyên gia đã chỉ ra, sóng biển chính là thủ phạm gây nên những chấn động bí ẩn này.

Giả thuyết được đưa ra cho thấy, rung động được tạo ra bởi những con sóng đại dương khổng lồ, có thể dẫn đường xuống tới tận đáy biển.

Các con sóng lớn khiến Trái đất "lắc lư" như thể chúng đang nhào lộn lớp địa chất dưới đáy biển hay thềm lục địa dưới nước. Một ý kiến khác lại cho rằng, sóng biển va chạm vào nhau nên mới gây ra chấn động như vậy.

Tuy nhiên, tất cả các giả thuyết này vẫn chưa lý giải được nguyên nhân gây ra chấn động âm thanh kỳ lạ trong Trái đất.

Nghiên cứu mới đã kết hợp tất cả những giả thuyết đã có, xây dựng mô hình theo dõi các tín hiệu thay đổi của microseismic cùng sự vận động dưới đáy biển.

Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra, sự va chạm của sóng biển để tạo ra sóng địa chấn chỉ mất 13 giây hoặc ít hơn để hoàn thành một gợn sóng.

Khi nghiên cứu đợt sóng chậm hơn, họ nhận thấy, sóng đại dương di chuyển dưới lòng biển có thể tạo ra sóng địa chấn với tần số từ 13 - 300 giây. Do đó, hầu hết các tiếng kêu rền bí ẩn trong Trái đất sẽ xuất phát từ những đợt sóng dài đang "vận động" dưới đáy đại dương.

Nhà hải dương học - tác giả chính của nghiên cứu - ông Fabrice Ardhuin cho biết: "Nghiên cứu này có thể giúp cho giới khoa học dần hoàn thiện bản đồ cấu trúc các lớp bên trong của Trái đất".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tại sao bạn lại có cảm giác xấu hổ?

Tại sao bạn lại có cảm giác xấu hổ?

Xấu hổ, ngượng ngùng là một cảm giác khó chịu, là điều mà nhiều người khuyên bạn nên tránh. Nó xuất hiện trên tất cả mọi người, mọi nền văn hóa.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News