Giải mã virus bí ẩn khiến cây lúa Ấn Độ ngắn ngủn, còi cọc

Tỷ lệ cây nhiễm bệnh trên một cánh đồng dao động từ 2 đến 10%, thậm chí có nơi lên đến 20%, khiến năng suất loại cây này tại Ấn Độ suy giảm đáng kể và thách thức nguồn cung lương thực toàn cầu.

Theo báo Ấn Độ Indian Express, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp (IARI) Ấn Độ đã khảo sát tổng cộng 24 cánh đồng lúa tại các huyện thuộc tỉnh Haryana.

Giải mã virus bí ẩn khiến cây lúa Ấn Độ ngắn ngủn, còi cọc
Cây lúa nhiễm bệnh khô héo, còi cọc. (Ảnh: Express)

Sau khi điều tra, nhóm nghiên cứu xác nhận trên những cánh đồng này, căn bệnh bí ẩn khiến cây lúa bị lùn hẳn đi và còi cọc là bệnh lùn sọc đen do virus SRBSDV gây ra. Virus này được lan truyền bởi loài rầy lưng trắng, một loài côn trùng gây hại khiến cây nhiễm bệnh khi đậu vào cây lúa, hút nhựa cây non.

“Virus này xuất hiện trên cây nhiễm bệnh và trên thân loại côn trùng truyền bệnh. Nhưng virus không có trong các hạt lúa trên các cây bị nhiễm bệnh. Virus này không lây truyền qua phần hạt”, ông A K Singh, Giám đốc IARI, nhấn mạnh.

“Các cây bị nhiễm bệnh biểu hiện ra bên ngoài một cách rõ rệt. Rễ chúng kém phát triển và chuyển sang màu nâu”, IARI miêu tả trong báo cáo đã được trình lên Bộ Nông nghiệp. IARI lưu ý các cây nhiễm bệnh có thể dễ dàng bật gốc do rễ nông. Chiều cao của cây còi cọc giảm từ 1/2 đến 1/3 so với cây bình thường.

Các nhà khoa học đã dùng 3 công cụ độc lập gồm kính hiển vi điện tử, xét nghiệm RT-PCR và PCR định lượng thời gian thực để có những kết luận về nguyên nhân khiến cây lúa tại một số vùng lùn đi.

Cuộc điều tra của IARI đã phát hiện ra tình trạng lây nhiễm ở 12 giống lúa. Nhìn chung, các giống lúa không phải dòng lúa thơm basmati bị ảnh hưởng nhiều hơn lúa basmati. Ngoài ra, lúa gieo sạ muộn ít bị nhiễm bệnh hơn lúa sạ sớm.

Do loại virus lây lan qua con rầy lưng trắng nên IARI đã khuyến cáo nông dân theo dõi các cánh đồng để phát hiện loài côn trùng này. Dịch hại có thể được kiểm soát bằng cách phun thuốc diệt côn trùng theo liều lượng khuyến cáo trong khoảng thời gian 15 ngày.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Côn trùng có thể tạo ra vị thịt cho thực phẩm

Côn trùng có thể tạo ra vị thịt cho thực phẩm

Hương liệu làm từ sâu bột một ngày nào đó có thể được sử dụng trong thực phẩm tiện lợi như một nguồn cung cấp protein thay thế cho thịt.

Đăng ngày: 29/08/2022
Cái chết của những cây cổ thụ nghìn năm

Cái chết của những cây cổ thụ nghìn năm

cây cổ thụ, cây cổ thụ nghìn năm, cái chết của những cây cổ thụ, cây thông bristlecone, cây cổ thụ ở California

Đăng ngày: 28/08/2022
Nông nghiệp vũ trụ: Loài thực vật nào có thể trồng trên sao Hỏa?

Nông nghiệp vũ trụ: Loài thực vật nào có thể trồng trên sao Hỏa?

Dù khả năng con người định cư trên sao Hỏa vẫn còn rất xa vời, nhưng nông nghiệp vũ trụ đã bắt đầu được giới khoa học phát triển.

Đăng ngày: 26/08/2022
Loài cây tồn tại từ kỷ Jura có nguy cơ tuyệt chủng

Loài cây tồn tại từ kỷ Jura có nguy cơ tuyệt chủng

Cao tới 160 feet (48,8 mét) và có thể sống trong một thiên niên kỷ, đây là loại cây tồn tại từ kỷ Jura - hơn 145 triệu năm trước.

Đăng ngày: 26/08/2022
Cách não ruồi phản ứng với mùi vị

Cách não ruồi phản ứng với mùi vị

Vị giác đối với ruồi giấm cũng quan trọng như con người. Tương tự con người, ruồi có xu hướng tìm kiếm và tiêu thụ thức ăn vị ngọt.

Đăng ngày: 25/08/2022
Phát hiện loài thực vật cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

Phát hiện loài thực vật cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

Nhóm các nhà khoa học Trung Quốc một lần nữa tìm thấy một loài thực vật quý hiếm cực kỳ nguy cấp có tên là Euonymus aquifolium, hơn 110 năm sau khi loài này được phát hiện lần đầu tiên tại nước này.

Đăng ngày: 24/08/2022
Những khu rừng huyền bí nhất thế giới

Những khu rừng huyền bí nhất thế giới

Cuốn sách " Forests" (tạm dịch: Những khu rừng) của Kieron Connolly mở ra một thế giới huyền bí tới cho độc giả.

Đăng ngày: 23/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News