Giải Nobel Kinh tế 2019 gọi tên nỗ lực giảm nghèo toàn cầu

Báo The Guardian đưa tin ba nhà khoa học nói trên theo đuổi cách tiếp cận thử nghiệm để giảm nghèo toàn cầu. Mặc dù có những cải tiến mạnh mẽ gần đây, một trong những vấn đề cấp bách nhất của nhân loại vẫn là giảm nghèo đói toàn cầu dưới mọi hình thức.

Hơn 700 triệu người hiện sống với mức thu nhập cực kỳ thấp. Hằng năm, khoảng 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các căn bệnh có thể được ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị chi phí thấp. Một nửa số trẻ em trên thế giới không có kỹ năng đọc viết và tính toán cơ bản.

Các tác giả của Nobel Kinh tế 2019 chỉ ra cách tiếp cận mới liên quan đến việc phân chia vấn đề thành những câu hỏi nhỏ hơn, ví dụ các biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để cải thiện kết quả giáo dục hoặc sức khỏe trẻ em.


Những người đoạt giải Nobel Kinh tế 2019. (Ảnh: Twitter).

Vào giữa những năm 1990, ông Michael Kremer, 54 tuổi, và các đồng nghiệp đã chứng minh cách tiếp cận này mang lại hiệu quả mạnh mẽ như thế nào. Người này sử dụng các thí nghiệm thực địa để kiểm tra một loạt biện pháp can thiệp có thể cải thiện kết quả học tập ở phía Tây Kenya.

Trong khi đó, ông Abhijit Banerjee, 58 tuổi và bà Esther Duflo, 46 tuổi cũng nghiên cứu các vấn đề tương tự ông Kremer. Cả hai đều làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts, trong khi ông Kremer làm việc tại Trường ĐH Harvard.

Bà Duflo giải thích công việc của ba người tập trung vào việc tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của tình trạng nghèo đói. "Cách tiếp cận của chúng tôi là giải quyết từng vấn đề một và kiểm tra chúng một cách khoa học nhất có thể" – bà Duflo cho biết.

Cũng theo bà, giải Nobel Kinh tế 2019 cũng công nhận hàng trăm nhà nghiên cứu làm việc về vấn đề nghèo đói toàn cầu. Đó là một phong trào lớn hơn nhiều so với những gì bộ ba đang theo đuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News