Giải Nobel Văn học 2017 sẽ công bố người chiến thắng vào ngày 5/10

Haruki Murakami vẫn là cái tên được mong đợi sẽ giành giải Nobel Văn học năm nay.

Một năm sau chiến thắng của ca sĩ Bob Dylan trong lễ công bố giải Nobel danh giá, nhiều người vẫn còn hoài nghi về lựa chọn của Hội đồng trao giải. Năm nay, theo thông báo chính thức của Hội đồng, người chiến thắng giải Nobel Văn học 2017 sẽ được công bố vào 13h ngày 5/10 theo giờ Thụy Điển (tương đương 18h cùng ngày theo giờ Việt Nam).


Ca sĩ - nhạc sĩ Bob Dylan chiến thắng giải Nobel Văn học 2016.

Người chiến thắng sẽ được chọn ra từ hơn 350 đề xuất của các chuyên gia trong lĩnh vực văn học và những người từng giành giải trước đây. Họ phải nhận được phiếu bầu của hơn một nửa số thành viên Hội đồng này.

Kể từ năm 1901 cho đến nay, giải Nobel Văn học đã vinh danh 113 tác giả trong đó có 14 nhà văn nữ. Các nhà văn Pháp là những người được vinh danh nhiều nhất, với 16 lần. Sau đó là các tác giả mang quốc tịch Mỹ (11 người) và Anh (10 người).

Năm 2017, nhiều trang cá cược và dự đoán đưa ra một danh sách dài những nhà văn, tác giả thậm chí nghệ sĩ lĩnh vực ngoài văn chương có khả năng đoạt giải Nobel, từ George R. R Martin cho đến Kanye West. Nhưng 4 cái tên được dự đoán nhiều nhất vẫn là Haruki Murakami của Nhật Bản, nhà văn người Kenya Ngũgĩ wa Thiong’o, tác giả cuốn Câu chuyện tùy nữ Maraget Atwood, nhà thơ người Hàn Quốc Ko Un.


3 ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Văn học 2017 (từ trái qua phải): Haruki Murakami, Ngũgĩ wa Thiong’o, Maraget Atwood.

Giải Nobel Văn học là một giải thưởng được trao hàng năm của Hội đồng Thụy Điển dành cho những cá nhân có đóng góp lớn đối với nền văn học. Giải Nobel Văn học chỉ là một trong 5 giải thưởng được trao dưới tên của nhà khoa học Alfred Nobel, trong đó bao gồm giải Nobel Hóa học, Vật lý, Hòa bình, Sinh học/Y học.

Sau khi công bố người chiến thắng vào ngày 5/10 tới đây, Lễ trao giải Nobel 2017 sẽ diễn ra vào ngày 9/12 tại thủ đô Stockholm. Số tiền thưởng năm nay lên đến 9 triệu krona tương đương 1 triệu USD (khoảng 22,8 tỷ đồng).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nga thử nghiệm thành công bom chân không mạnh nhất thế giới

Nga thử nghiệm thành công bom chân không mạnh nhất thế giới

Nga vừa thử nghiệm thành công loại bom chân không mạnh nhất thế giới, quân đội nước này cho biết hôm 11/9, gọi đây là ’’cha của mọi loại bom’’. Loại bom này tạo ra một loại sóng sốc hủy diệt, với sức mạnh tương đương một vụ nổ hạt nhân.

Đăng ngày: 31/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News