Giải pháp mới sử dụng tia lửa điện để tái chế bê tông

Bê tông (hỗn hợp của xi măng, cốt liệu và nước) có đặc tính rất bền và chịu lực cao nên đã trở thành loại vật liệu được sử dụng phổ biến đặc biệt trong công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên việc sử dụng bê tông lại gây ra một số mặt tiêu cực. Mỗi năm hàng nghìn km đường sá, cầu cống và rất nhiều công trình nhà ở được tháo dỡ và xây mới đã đổ ra hàng tấn bê tông vụn khiến việc xử lý đang trở thành một thách thức. Trong năm 2010 chỉ riêng nước Đức đã thải ra 130 triệu tấn rác thải bê tông trong xây dựng.

Nhưng ngoài vấn đề xử lý là những tác động đối tới môi trường. Các nhà sản xuất xi măng đã tạo ra 8 -15% lượng CO2 sản xuất ra trên toàn cầu một năm. Bê tông tái chế vẫn còn nhiều hạn chế, khi phương pháp băm nhỏ hiện nay tạo ra rất nhiều bụi, và chỉ sử dụng bê tông thừa đã xuống cấp. Nhưng mới đây nhóm các nhà nghiên cứu từ Concrete Technology Group ở Holzkirchen, Đức, đã tìm ra một giải pháp tiếp cận mới giúp việc tái chế bê tông đạt hiệu quả chưa từng có. Công thức của họ là sử dụng sự phóng điện.

Giải pháp mới sử dụng tia lửa điện để tái chế bê tông

Sự phóng điện thường xảy ra ở môi trường không khí và nước chứ ít khi xảy ra đối với chất rắn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Đức đã sử dụng lại kết quả của một nghiên cứu đã bị lãng quên từ những năm 1940, một khoảng thời gian cực ngắn (chưa tới 500 nano giây) làm cho tia lửa điện truyền qua môi trường nước và hướng tới chất rắn. Sau khi đi vào bê tông, tia lửa điện sẽ truyền dọc theo đường gặp ít cản trở nhất là đường ranh giới nằm giữa lớp cốt liệu (đá, sỏi) và xi măng và phá vỡ sự liên kết này. Quá trình này sẽ khiến bê tông bị phá vỡ và tách thành xi măng và cốt liệu riêng biệt.

Hiện nay các nhà khoa học Holzkirchen có thể thực hiện quy trình xử lý phân tách bê tông này với năng suất khoảng 1 tấn mỗi giờ. Mục tiêu của họ là đạt được năng suất tối ưu là 20 tấn mỗi giờ và sớm đưa hệ thống tái chế này ra thị trường trong vòng hai năm tới.

Nếu dự án này chứng minh được hiệu quả, chúng ta sẽ đạt được bước tiến lớn trong lĩnh vực tái chế bê tông, đồng nghĩa với sẽ cần ít xi măng sản xuất mới hơn và vì vậy sẽ giúp cắt giảm lượng khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News