Giải Toán học Abel vinh danh nhà nghiên cứu Luis Caffarelli
Ngày 22/3, Viện hàn lâm Khoa học và Văn chương Na Uy đã công bố Giải Toán học Abel năm 2023 thuộc về nhà Toán học người Mỹ gốc Argentina 74 tuổi Luis Caffarelli. Ông là nhà khoa học người Nam Mỹ đầu tiên giành giải thưởng danh giá này.
Các phương trình đạo hàm riêng phi tuyến tính liên quan đến sự thay đổi liên tục, được các nhà khoa học sử dụng để mô hình hóa thế giới tự nhiên. Chúng có vai trò nổi bật trong nhiều ngành, bao gồm kỹ thuật, vật lý, kinh tế và sinh học.
Nhà Toán học Luis Caffarelli. (Ảnh: Reuters).
Ông Caffarelli sinh ra ở Buenos Aires, thủ đô của Argentina và đã sống ở Mỹ kể từ khi lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Buenos Aires năm 1972. Ông hiện là giáo sư tại Đại học Texas ở Austin, Mỹ.
Trong suốt 5 thập kỷ qua, ông Caffarelli là cái tên hàng đầu và có đóng góp nổi bật cho những lý thuyết về phương trình đạo hàm riêng.
Viện hàn lâm Khoa học và Văn chương Na Uy đã ca ngợi ông Caffarelli có. "những đóng góp đột phá làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết của chúng ta về các lớp phương trình đạo hàm riêng phi tuyến tính với nhiều ứng dụng. Việc kết hợp sự hiểu biết sâu sắc về hình học với các công cụ và phương pháp phân tích khéo léo mà ông ấy thực hiện có tác động lớn đến lĩnh vực này".
Nhà Toán học Caffarelli cho biết ông rất vui khi giành được giải thưởng này: "Phương trình đạo hàm phi tuyến tính là một phần quan trọng của khoa học. Đã có một sự phát triển không ngừng của các phương trình và ứng dụng của chúng. Tôi rất vui vì mình đã có những đóng góp có giá trị".
Ông Caffarelli đã nghiên cứu và có những đóng góp nổi trội cho lý thuyết về các phương trình đạo hàm riêng phi tuyến tính suốt hơn 40 năm qua. (Ảnh: The Guardian).
Ông Caffarelli đã xuất bản trên 320 bài báo, hướng dẫn cho hơn 30 nghiên cứu sinh. Vào năm 2018, một trong những cộng sự trẻ tuổi của ông, Alessio Figalli, đã giành được Huy chương Fields - giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực Toán học chỉ dành cho những người dưới 40 tuổi.
Theo thông tin từ Viện hàn lâm Khoa học và Văn chương Na Uy, ông Caffarelli sẽ nhận Giải Toán học Abel 2023 trong buổi lễ trao giải ngày 23/5 tới đây tại Oslo, Na Uy.
Được đặt theo tên của nhà toán học nổi tiếng người Na Uy Niels Henrik Abel (1802 -1829), giải thưởng Toán học Abel thường được mô tả là tương đương với giải Nobel - giải thưởng không có hạng mục toán học. Giải thưởng được trao hàng năm kể từ năm 2003, đi kèm với phần thưởng trị giá 7,5 triệu kroner Na Uy (khoảng 710.000 USD) và công nhận thành tựu trọn đời trong toán học. Năm 2022, Giải Abel thuộc về nhà Toán học người Mỹ Dennis Sullivan nhờ công trình nghiên cứu của ông về cấu trúc liên kết và lý thuyết động lực học. |

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh
Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&
