Giải vô địch đua ốc sên ở Anh: Bất ngờ với tốc độ của các "vận động viên"
Giải đấu "có một không hai" ở Anh, quy tụ 85 con ốc sên tranh tài để chọn ra một nhà vô địch duy nhất.
Các cổ động viên theo dõi cuộc đua mang tên "Giải vô địch đua ốc sên thế giới" (Ảnh: NYTimes).
Trong khi những vận động viên ưu tú nhất trên thế giới đang quy tụ tại Thế vận hội Olympic Paris 2024, thì tại một ngôi làng nhỏ tại Vương quốc Anh, hàng chục "vận động viên" nhỏ bé cũng có mặt để tham dự một giải đấu với tên gọi Giải vô địch đua ốc sên thế giới.
Tại cuộc đua này có tổng cộng 85 con ốc sên tranh tài. Chúng được chia thành 8 lượt đấu. Đường đua là một mảnh vải ẩm phủ lên phía trên một chiếc bàn. Những con ốc sên bắt đầu cuộc đua bên trong vòng tròn đồng tâm.
Con ốc sên chiến thắng là con đầu tiên vượt qua được khoảng không rộng 13,5 inch (tương đương 34,29 cm) và đến được vòng tròn ngoài cùng.
Người đàn ông với chú ốc sên chiến thắng trong cuộc đua (Ảnh: NYTimes).
Nicholas Dickinson, người tổ chức cuộc đua, cho biết đây chắc chắn không phải môn thể thao dành cho người thiếu kiên nhẫn. Đó là bởi các "vận động viên" chỉ đủ khả năng di chuyển vài chục cm mỗi giờ.
Trong đó, nhiều con ốc sên không di chuyển thẳng tới vạch đích, mà chọn cách đi vòng quanh, bám vào nhau, hoặc thậm chí đứng nguyên một vị trí.
Dẫu vậy, Dickinson nhấn mạnh rằng nỗ lực của những chú ốc sên cũng không thua kém sự gắng sức của vận động viên ở cấp độ Olympic. Đó là bởi phần lớn cơ thể mềm của ốc sên được tạo thành từ một tuyến cơ duy nhất.
Cơ này tiết ra một lớp chất nhầy mỏng, và tận dụng các đợt co/duỗi để đẩy con vật về phía trước. Đây là một hình thức di chuyển đòi hỏi năng lượng gấp 12 lần so với chạy, tờ NYTimes cho biết.
Theo Dickinson, kỷ lục thế giới hiện đang thuộc về chú ốc sên có khả năng di chuyển 34 cm trong vòng 2 phút. Với tốc độ đó, con ốc sên mất tới 6 ngày để đạt được quãng đường 1,6 km.
Dickinson cũng cho biết cuộc đua cũng là dịp để phổ biến những khía cạnh có lợi và có hại ở loài ốc sên vườn. Chúng ban đầu có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, nhưng đã dần trở nên phổ biến trên toàn cầu.
Những con ốc sên có thể tàn phá nền nông nghiệp vì chúng gây thiệt hại lớn cho môi trường.
Theo đó, ốc sên vườn (tên khoa học: Cornu aspersum) được ưa chuộng như một loại thực phẩm ở một số vùng, nhưng nó cũng được coi là loài gây hại trong nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Dịch vụ Người tiêu dùng Florida (FDACS) cho biết những con ốc sên có thể tàn phá nền nông nghiệp và các khu vực tự nhiên của Florida vì chúng gây thiệt hại lớn cho môi trường, đặc biệt là các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Tuy vậy, ốc sên được sử dụng trong nhiều thành phần dược lý, như kem dưỡng da và gel được bán ở Mỹ. Loại kem này phù hợp để sử dụng trên nếp nhăn, sẹo, da khô và mụn trứng cá để giảm sắc tố, sẹo và nếp nhăn.
Chất nhầy của ốc sên được cho là chứa các nguồn chất dồi dào, có thể được sử dụng để điều trị các bệnh sinh học ở người, tiêu biểu là chống lại sự tiến triển của chứng mất trí nhớ Alzheimer.

Loại động vật có trong sách đỏ với khả năng giao phối đến 8 giờ khiến giới khoa học sững sờ
Giới khoa học phải bối rối trước loại động vật có thể giao phối tới 8 giờ, để duy trì nòi giống. Loại động vật này là loại đặc hữu chỉ sống ở 1 nơi trên thế giới, có trong sách đỏ.

Thiên tài Darwin ngạc nhiên về trí thông minh của loài giun đất
Cuốn sách cuối cùng của Charles Darwin là Sự hình thành của nấm mốc thực vật, xuất bản năm 1881, thông qua hành động của giun đất, đã nói lên nhiều điều.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...
