Giám sát ô nhiễm bằng robot thiên nga ở Singapore
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) sử dụng NUSwan, một đội robot hình chim thiên nga, trên các hồ nước để giám sát chất lượng nước ở các khu đô thị.
Singapore giám sát ô nhiễm bằng robot thiên nga
Science alert hôm qua đưa tin, NUSwan được thiết kế để chạy êm ái trong môi trường nước và không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các sinh vật sống dưới nước. Chúng sẽ liên tục thu thập các mẫu nước với chi phí rẻ và mức độ hiệu quả cao hơn các công nghệ tự động khác.
Robot hình chim thiên nga giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập mẫu nước. (Ảnh: NUS.)
"Chúng tôi đã bắt đầu với một số mẫu robot hình chim nhỏ hơn trước khi chọn chim thiên nga. Đó là kích thước phù hợp nhất," Mandar Chitre, người đứng đầu dự án, cho biết.
Mỗi robot NUSwan đều trang bị bộ định vị GPS để giám sát đúng khu vực nước và theo dõi địa điểm lấy mẫu vật. Khi chạy hết pin, những con thiên nga này được lập trình để di chuyển về nơi sạc.
NUSwan có thể hoạt động dưới sự điều khiển từ xa của con người, nhưng được thiết kế để vận hành tự động ở mọi nơi. Các robot sẽ đo độ pH, diệp lục tố, nồng độ oxy và độ đục của nước, sau đó tải dữ liệu lên đám mây lưu trữ qua mạng không dây.
Dù có vẻ ngoài khá mỏng manh, robot thiên nga đủ bền để chống chịu mọi chất thải độc hại hay va chạm với những con thuyền nhỏ.
"Chúng tôi đã nhìn thấy tiềm năng áp dụng NUSwan ở các sông hồ và vùng ven biển của Singapore. Với dữ liệu từ đám mây lưu trữ, các cộng tác viên có thể chia sẻ, tập hợp dữ liệu và tìm hiểu các hiện tượng trên toàn cầu," Chitre chia sẻ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
