Giáo sư Anh bình thản đi dạy sau khi đoạt giải Nobel Vật lý

Giáo sư Duncan Haldane vẫn tiếp tục công việc giảng dạy hàng ngày sau khi biết tin giành giải thưởng Nobel Vật lý 2016.

F. Duncan Haldane, giáo sư trường Đại học Princeton, Mỹ, tiếp tục công việc giảng dạy tại trường ngay sau khi biết tin ông cùng hai nhà nghiên cứu nữa vừa đoạt giải Nobel Vật lý 2016, New Jersey đưa tin.

Giáo sư Anh bình thản đi dạy sau khi đoạt giải Nobel Vật lý
Tiết học đầu tiên của giáo sư Duncan Haldane sau khi ông nhận giải Nobel Vật lý 2016. (Ảnh: Denise Applewhite).

Giáo sư Haldane nhận tin giành giải thưởng cao quý này lúc 4 rưỡi sáng ngày 4/10 tại nhà riêng. Ngay sau đó, ông vẫn tiếp tục công việc mỗi sáng thứ ba của mình, đó là giảng dạy tại lớp nghiên cứu sinh của Đại học Princeton.

Khi giáo sư Haldane bước vào giảng đường Jadwin, nơi ông có bài giảng về điện từ, các sinh viên trong lớp đã vỗ tay và reo hò chúc mừng ông.

"Tất nhiên rồi, đó là nghĩa vụ và cũng là niềm tự hào của tôi khi tiếp tục công việc của mình", Haldane chia sẻ.

Ông cho biết dù là ngày quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình thì ông vẫn phải có trách nhiệm với sinh viên. "Bất cứ ai trong số họ cũng có thể là người tìm ra những điều mới mẻ, vĩ đại và giành giải Nobel sau này", Haldane nói.

Giáo sư Anh bình thản đi dạy sau khi đoạt giải Nobel Vật lý
Ông cho biết giảng dạy là trách nhiệm của mình đối với sinh viên. (Ảnh: Denise Applewhite).

Giáo sư Haldane sinh ra ở thành phố London, Anh. Ông nhận bằng tiến sỹ tại trường Đại học Cambridge và bắt đầu làm việc tại trường Đại học Princeton từ năm 1990. Haldane cho biết ông lựa chọn làm việc tại Mỹ bởi ở đây ông có thể tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học thuần túy thay vì các phát hiện thực tế.

Ông nhận giải thưởng Nobel Vật lý 2016 cùng với hai nhà khoa học khác, David Thouless đến từ Đại học Washington và J.Michael Kosterlitz, trường Đại học Brown, cho những nghiên cứu về "vật chất lạ" của họ. David Thouless giành một nửa giải thưởng, trong khi Ducan Haldane và Michael Kossterlitz chia nhau nửa giải thưởng còn lại, mỗi người nhận được khoảng 232.500 USD.

"Tôi sẽ phải trả rất nhiều cho Sở Thuế vụ Mỹ", Haldane hài hước trả lời khi được hỏi về dự định sử dụng phần thưởng của mình.

  • Giải Nobel Vật lý 2016 về tay bộ ba nhà khoa học
Loading...
TIN CŨ HƠN
5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về theo dõi và công bố thông tin tri thức vừa công bố danh sách 3.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016

Đăng ngày: 22/11/2016
Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Phi hành gia Peggy Whitson thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chính thức trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất trong lịch sử từng có mặt bên ngoài bầu khí quyển trái đất rạng sáng 18/11 (giờ Việt Nam).

Đăng ngày: 21/11/2016
Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Đa số những cô bé cậu bé 15 tuổi dù tò mò đến mấy nhưng cũng không hề ước mơ và thực sự thực hiện ước mơ sẽ đặt chân lên một hành tinh khác, nhưng cô bé Alyssa Carson lại không như vậy

Đăng ngày: 18/11/2016
Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

GS. Võ Quý cùng những người bạn phải leo núi suốt hai ngày liền mới đến được bộ tộc được cho là hậu duệ còn sót lại của nền văn minh cổ nhất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 04/11/2016
Những phát minh làm rạng danh người Việt

Những phát minh làm rạng danh người Việt

Người Việt ở khắp nơi trên thế giới luôn mang lại niềm tự hào cho dân tộc bằng nhiều phát minh khoa học có ý nghĩa to lớn với nhân loại.

Đăng ngày: 02/11/2016
Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Vừa tròn 26 tuổi với 15 công bố quốc tế ISI, Trần Quốc Quân có lẽ đang giữ kỷ lục của Việt Nam về số công bố quốc tế ở độ tuổi của mình.

Đăng ngày: 31/10/2016
Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Ngoại trừ Marie Curie, bạn có thể kể thêm được bao nhiêu cái tên của các nữ khoa học khác? Cùng điểm lại một vài nhà khoa học nữ ít được biết đến, đã có công góp phần trực tiếp vào thành tựu của nền khoa học thế giới cho đến ngày nay.

Đăng ngày: 21/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News