Giáo sư Na Uy đưa ra giải pháp lý thuyết tên lửa đạt 99,999% tốc độ ánh sáng, lên Sao Hỏa mất 3 phút 4 giây
Đây có phải tương lai của việc du hành vũ trụ?
Trí tưởng tượng của ta là vô hạn và vật lý lý thuyết là một trong những thứ ta áp dụng cái "trí tưởng tượng vô hạn" ấy vào nhiều nhất. Ta nhanh chóng khám phá ra những góc khuất của Vũ trụ bằng chính trí não ấy, rồi kiên nhẫn đợi cho tới khi công nghệ bắt kịp được với những ý tưởng mà ta nghĩ ra.
Và một khi trí tưởng tượng đã không có giới hạn, cớ gì ta không mơ lớn? Một giáo sư người Na Uy cho rằng trên lý thuyết, hệ thống tên lửa chạy bằng hạt ánh sáng photon có thể đạt tới 99,999% tốc độ ánh sáng – tức là 300.000 km/s hay 186.000 dặm/h. Với tốc độ ấy, ta sẽ biến chuyến hành trình một chiều lên Sao Hỏa thành một chuyến du hành chỉ kéo dài có 3 phút 4 giây.
Nghiên cứu khoa học của ông chỉ ra rằng mặc dù con người chưa thể làm được thế, nhưng tiềm năng để ta xây dựng là hoàn toàn có thể. Ta sẽ tới được giới hạn tốc độ ấy khi mà công nghệ đã chín muồi.
Nhà khoa học ấy là Espen Gaarder Haug, tới từ Đại học Khoa học Cuộc sống tại Na Uy. Ông cũng là người tin rằng toán học trong vật lý đương đại không quá khác biệt với toán học trong tài chính định lượng.
Tài chính định lượng là khoá học chuyên sâu về phân tích tài chính bao gồm: tài chính cấu trúc,mô hình tài chính, chứng khoán, quản lý rủi ro, phân tích tài chính, và quản lý danh mục đầu tư. Trọng tâm của chương trình này là giải quyết vấn đề trongkhu vực định lượng tài chính, với sự nhấn mạnh thêm về quản lý rủi ro và chứng khoán phức tạp.
Và góc nhìn khác thường về hai thứ toán học khác nhau ấy đưa ông tới những dự đoán về hệ thống tên lửa photon đạt gần tới cảnh giới của vận tốc. Trong bản nghiên cứu khoa học của mình, ông đề ra những phép toán chỉ ra cách thức phát triển nên một quả tên lửa có thể tới gần được vận tốc ánh sáng, sử dụng tối đa năng lực của các photon để cung cấp năng lượng đẩy.
Một quả tên lửa photon như vậy sẽ khiến ước mơ du hành tới những nơi xa xôi của vũ trụ trở nên gần hơn. Trước mắt loài người, một Vũ trụ bí ẩn đáng để khám phá sẽ rộng mở.
Ông Haug nói với tạp chí Forbes rằng khi nào mà cách hạt cơ bản (hay còn gọi là hạt sơ cấp, các hạt gồm quark, lepton - electron, positron, neutrino..., gauge boson và photon) có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng, thì khi đó quả tên lửa trong mơ của ông "cũng sẽ đạt tới giới hạn vận tốc có được bởi một quả tên lửa".
Tuy nhiên, ông cũng nói rõ ràng rằng chúng ta còn cách cái đích này rất xa. Với công nghệ hiện tại, ta chưa thể tạo ra một quả tên lửa photon có thể đưa người và hàng hóa lên không gian được.
Nhưng bản thân cái ý tưởng sử dụng bất kì thứ nhiên liệu gì có thể được chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng (hạt photon) nghe rất hứa hẹn. Lúc ấy, ta sẽ cần tới một máy gia tốc hạt lớn hơn Máy Gia tốc Hạt Lớn đặt tại Châu Âu. Chúng ta chờ những nhà khoa học tương lai có thể thiết kế nên một Máy Gia tốc Hạt Lớn Hơn (lý do muôn thuở: các nhà khoa học đặt tên rất kém) hay Máy Gia tốc Hạt Khổng lồ, hiện thực hóa giấc mơ chinh phục Vũ trụ của con người từ muôn đời nay.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Số phận của những lá cờ Mỹ cắm trên Mặt Trăng
Những lá cờ do phi hành gia Mỹ cắm trên bề mặt của Mặt Trăng trong chương trình Apollo ngày càng phai màu và phân hủy.

Ngày mai, SpaceX sẽ làm thay đổi lịch sử bằng sứ mệnh phóng lại tên lửa Falcon 9
Sứ mệnh này của SpaceX sẽ mở ra một cuộc cách mạng mới của ngành hàng không vũ trụ, giúp giảm chi phí của việc du hành vào vũ trụ một cách đáng kể.

Sẽ ra sao nếu thiên thạch rơi xuống đại dương?
Nhắc đến thiên thạch rơi, hẳn chúng ta nghĩ ngay đến thảm họa khiến loài khủng long tuyệt chủng. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp ngoại lệ, vì khối thiên thạch khi đó, nếu giả thuyết này đúng, phải có đường kính lên đến cả trăm kilomet.
