Sẽ ra sao nếu thiên thạch rơi xuống đại dương?

Nhắc đến thiên thạch rơi, hẳn chúng ta nghĩ ngay đến thảm họa khiến loài khủng long tuyệt chủng. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp ngoại lệ, vì khối thiên thạch khi đó, nếu giả thuyết này đúng, phải có đường kính lên đến cả trăm kilomet.

Vậy nếu một khối thiên thạch nhỏ hơn, với đường kính chỉ khoảng vài trăm mét rơi xuống đại dương, thì điều gì sẽ xảy ra. Viễn cảnh này không xa vời, vì vào năm 2036, thiên thạch Apophis với đường kính 270m có thể rơi xuống Thái Bình Dương. Thiên thạch này có tác động gấp 26.000 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, dựa trên kết quả mới đây từ mô hình giả lập tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (Mỹ).

Vì 70% bề mặt địa cầu là nước, nên "thiên thạch rơi xuống đại dương" là một giả thuyết hợp lý, và có nhiều khả năng hơn.

Sẽ ra sao nếu thiên thạch rơi xuống đại dương?
Nếu ở trên mặt đất, thiên thạch rơi tạo ra một cái hố lớn có thể nuốt chửng cả thành phố. (Ảnh minh họa: Internet).

Nếu ở trên mặt đất, thiên thạch rơi tạo ra một cái hố lớn có thể nuốt chửng cả thành phố, thì với đại dương, thiên thạch rơi sẽ có 2 tác động: (1) khiến khối lượng nước tại khu vực va chạm kèm sóng xung kích phát ra xung quanh, và (2) hơi nước bay hơi trước sức nóng của thiên thạch do ma sát với khí quyển. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng yếu tố và xem xét ảnh hưởng của chúng.

1. Khối lượng nước tại khu vực va chạm kèm sóng xung kích phát ra xung quanh

Tuy rằng việc thiên thạch rơi xuống đại dương có thể tạo ra các con sóng lớn, khổng lồ cao hàng trăm thậm chí đến hàng kilomet, nhưng trừ phi vụ va chạm xảy ra tương đối gần bờ, kết quả mô phỏng cho thấy không nhiều khả năng nó gây nên một trận sóng thần tàn phá vùng bờ biển.


Mô phỏng trên máy tính của cảnh tượng thiên thạch rơi xuống đại dương.

Đó là vì sóng xung kích từ vụ va chạm thiên thạch là tương đối ngắn. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng nước bị văng ra xung quanh từ khu vực va chạm sẽ không lan ra quá xa, quá rộng.

Nếu vụ va chạm nằm trong vòng bán kính 10-20km của một vùng bờ biển đông đúc, hậu quả sẽ khôn lường: lũ lụt nghiêm trọng, sóng xung kích trong không khí, nhiệt độ gia tăng đột biến và sức gió ngang tầm bão xuất hiện.

2. Hơi nước bay hơi trước sức nóng của thiên thạch do ma sát với khí quyển

Sức nóng từ thiên thạch do ma sát với bầu khí quyển khi rơi có thể làm bốc hơi hàng triệu tấn nước. Trong một lần mô phỏng, lượng nước bay hơi lên đến 250 triệu tấn. Lượng nước này sẽ thậm nhập tầng bình lưu, và lưu tồn ở đó trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Giống khí CO2, hơi nước cũng là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nên lại từ đó góp phần thúc đẩy hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Thí nghiệm này chỉ mới áp dụng với tiểu hành tinh có đường kính nhỏ, thường gặp trong hệ mặt trời. Nhìn chung ở kích thước đó, chúng tạo ra sóng lớn nhưng vẫn ít nguy hiểm hơn. Viễn cảnh tăm tối nhất, như đã trình bày ở trên, là thiên thạch rơi ở gần bờ biển. Vừa làm ảnh hưởng tới nền địa chất, vừa tạo ra sóng thần hàng trăm mét, đó sẽ là thảm họa vô cùng khủng khiếp.

Nghiên cứu này vừa được trình bày tại hội nghị American Geophysical Union ở San Francisco (Mỹ).


Video mô phỏng cảnh tượng thiên thạch rơi xuống đại dương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
4 tiểu hành tinh hướng về Trái Đất với tốc độ 50.000km/h

4 tiểu hành tinh hướng về Trái Đất với tốc độ 50.000km/h

Các thiên thể lớn sẽ tới gần Trái Đất với tốc độ cao vào ngày mai nhưng sẽ không va chạm với hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 21/12/2016
Nhật Bản phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu cứng tân tiến

Nhật Bản phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu cứng tân tiến

Tên lửa Epsilon sử dụng nhiên liệu cứng tân tiến của Nhật Bản đã được phóng thử thành công từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura.

Đăng ngày: 21/12/2016
Con người có thể sống trong hang dung nham trên Mặt Trăng

Con người có thể sống trong hang dung nham trên Mặt Trăng

Các hang dung nham dưới bề mặt Mặt Trăng với đường kính lên đến 5km có thể bảo vệ con người trước nhiệt độ, bức xạ khắc nghiệt và các vụ va chạm của thiên thạch.

Đăng ngày: 20/12/2016
Việt Nam sắp chế tạo vệ tinh radar

Việt Nam sắp chế tạo vệ tinh radar

Vệ tinh LOTUSat-1 và LOTUSat-2 là hợp phần quan trọng trong dự án Trung tâm Vệ tinh quốc gia-dự án khoa học và công nghệ lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, với số tiền đầu tư là 600 triệu USD.

Đăng ngày: 20/12/2016
Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước

Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước

Tàu thăm dò Dawn tiết lộ rằng tiểu hành tinh này có khoảng 30% nước ở các cực, giải thích cho những ngọn núi lửa băng và những điểm sáng kì lạ các nhà khoa học đã tìm thấy.

Đăng ngày: 19/12/2016
Đây sẽ là căn cứ của loài người trong nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa sắp tới

Đây sẽ là căn cứ của loài người trong nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa sắp tới

Sao Hỏa không phải là nơi thích đến là đến, thích đi thì đi. Cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, trong đó có cả việc xây dựng căn cứ trú ẩn cho con người.

Đăng ngày: 19/12/2016
Ngôi sao nguyên thủy tạo lốc xoáy trong vũ trụ

Ngôi sao nguyên thủy tạo lốc xoáy trong vũ trụ

Các nhà khoa học quan sát được lốc xoáy phát ra từ ngôi sao nguyên thủy TMC1A, lấy đi vật liệu và khí từ đĩa vật chất xung quanh.

Đăng ngày: 19/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News