Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước

Hành tinh lùn Ceres mang đến cho các nhà khoa học rất nhiều ngạc nhiên. Ban đầu là những núi lửa băng cao 2,5 dặm chứa đầy muối, những điểm sáng chói gây bối rối cho các nhà khoa học hàng tháng trời và mới đây nhất là phát hiện hành tinh này chứa đầy nước.

Theo Engadget, hành tinh lùn Ceres có chứa rất nhiều nước bên trong. Tàu thăm dò Dawn tiết lộ rằng tiểu hành tinh này có khoảng 30% nước ở các cực, giải thích cho những ngọn núi lửa băng và những điểm sáng kì lạ các nhà khoa học đã tìm thấy.

Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước
Hành tinh lùn Ceres có chứa rất nhiều nước bên trong.

Sau khi đi vào quỹ đạo khoảng 240 dặm phía trên Ceres, tàu Dawn hướng hệ thống phát hiện neutrino và tia Gamma (GRaND) vào bề mặt hành tinh này. Thiết bị này có thể thu thập lượng nước bằng cách đo sự phân hủy của tia gamma và neutron trong vòng vài mét vuông bề mặt. Điều đó cho đội ngũ thăm dò biết lượng khí hydro gần bề mặt, từ đó họ suy ra lượng nước hiện tại đã bị đóng băng hoặc bị khóa bên trong khoáng chất bề mặt.

Nhìn chung, Ceres có thể chứa 17-30% nước, một tỉ lệ rất lớn, do bán hành tinh này nặng khoảng 1 quintillion tấn (tương đương một triệu nghìn tỷ tấn, hay 10 ^ 18 tấn). Tỉ lệ này suy ra rằng quy mô của nước trên Ceros khoảng 0,2-0,3 quintillion tấn, không ít hơn quá nhiều so với Trái Đất. Hành tinh của chúng ta có khoảng 15 quintillion tấn nước biển, nhưng có đường kính lớn hơn Ceros đến 10 lần.

Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước
Ceres có thể chứa 17-30% nước, một tỉ lệ rất lớn, do bán hành tinh này nặng khoảng 1 quintillion tấn.

Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng nước ở dạng lỏng từng chảy bên trong Ceres trong những năm đầu của hệ mặt trời chúng ta. Nhưng khi lạnh hơn, băng trên bề mặt thăng hoa (chuyển trực tiếp từ dạng rắn thành khí) tại đường xích đạo của Ceres, hoặc tan biến vào không gian hoặc tạo thành một bầu không khí rất mỏng. Tuy nhiên, trong các khu vực lạnh hơn ở vĩ độ cao, nước có thể tồn tại trong bề mặt qua hơn 4,5 tỷ năm vòng đời của Ceres.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngôi sao nguyên thủy tạo lốc xoáy trong vũ trụ

Ngôi sao nguyên thủy tạo lốc xoáy trong vũ trụ

Các nhà khoa học quan sát được lốc xoáy phát ra từ ngôi sao nguyên thủy TMC1A, lấy đi vật liệu và khí từ đĩa vật chất xung quanh.

Đăng ngày: 19/12/2016
Những điều thú vị về hành tinh

Những điều thú vị về hành tinh "địa ngục" của hệ Mặt Trời

Sao Kim, hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, có điều kiện môi trường cực kỳ khắc nghiệt và nhiều núi lửa khổng lồ trên bề mặt.

Đăng ngày: 19/12/2016
Tàu vũ trụ Juno tiếp cận thành công Sao Mộc lần thứ ba

Tàu vũ trụ Juno tiếp cận thành công Sao Mộc lần thứ ba

Tàu vũ trụ Juno của NASA đã thực hiện thành công lần thứ ba tiếp cận Sao Mộc. Thời điểm nó đến gần Sao Mộc nhất là 19:04 hôm 11/12 (giờ Việt Nam) khi tàu di chuyển với tốc độ 207.600km/giờ.

Đăng ngày: 18/12/2016
Cái chết đau đớn của ngôi sao bị siêu hố đen xé toạc

Cái chết đau đớn của ngôi sao bị siêu hố đen xé toạc

Siêu tân tinh sáng gấp 20 lần độ sáng của toàn bộ dải Ngân Hà thực chất là xác chết của một ngôi sao đến quá gần siêu hố đen và bị xé rách toạc.

Đăng ngày: 18/12/2016
Bản sao Mặt Trời

Bản sao Mặt Trời "ăn thịt" nhiều hành tinh trong hệ

Ngôi sao HIP68468 có kích thước, khối lượng, độ sáng tương tự Mặt Trời và mang nhiều dấu hiệu chứng tỏ nó từng nuốt gọn một số hành tinh trong hệ.

Đăng ngày: 17/12/2016
NASA phóng vào quỹ đạo 8 vệ tinh siêu nhỏ có thể dự báo bão

NASA phóng vào quỹ đạo 8 vệ tinh siêu nhỏ có thể dự báo bão

Theo thông báo của NASA, máy bay Stargazer L-1011 mang theo các vệ tinh nói trên đã cất cánh từ Căn cứ không quân Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ.

Đăng ngày: 16/12/2016
Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh

Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh

Nhóm khoa học gia và kỹ sư thuộc đại học Princeton đã phát triển thiết bị đặt trên mặt đất và được xem là bước tiến dài trong nghiên cứu các hành tinh ngoại thiên hà nhờ khả năng phân tách ánh sáng phản xạ từ các hành tinh xa xôi này.

Đăng ngày: 16/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News