Tàu vũ trụ Juno tiếp cận thành công Sao Mộc lần thứ ba

Tàu vũ trụ Juno của NASA đã thực hiện thành công lần thứ ba tiếp cận Sao Mộc. Thời điểm nó đến gần Sao Mộc nhất là 19:04 hôm 11/12 (giờ Việt Nam) khi tàu di chuyển với tốc độ 207.600km/giờ.

Thứ 2 vừa qua, NASA xác nhận rằng tàu vũ trụ Juno đã bắt đầu vòng quỹ đạo thứ ba của nó quanh Sao Mộc. Một vòng bay quanh Sao Mộc của tàu Juno kéo dài 53 ngày, nên lần tiếp cận thứ tư sẽ diễn ra vào 2/2/2017.

Tàu vũ trụ Juno khi đến điểm gần Sao Mộc nhất, gọi là điểm perijove, sẽ cách bầu khí quyển Sao Mộc một khoảng 4.150km, cho phép tàu thực hiện các phép tính toán cực kỳ chính xác về từ trường, trọng lực và các thành phần hóa học của hành tinh.

Khi đến điểm perijove, 7 trong 8 công cụ được tích hợp trên Juno sẽ hoạt động liên tục và gửi dữ liệu về Trái Đất để các chuyên gia ở NASA phân tích.

Theo điều tra viên chính của sứ mệnh Juno, ông Scott Bolton tại Viện nghiên cứu Tây Nam San Antonio, đây là sứ mệnh đầu tiên của con người chính thức thăm dò kỹ lưỡng về trường hấp dẫn của Sao Mộc.

"Chúng tôi rất muốn tìm hiểu về trường hấp dẫn của Sao Mộc để tiết lộ về quá khứ và tương lai bầu khí quyển khổng lồ của nó", ông cho biết vào buổi họp báo vừa qua.

Tàu vũ trụ Juno tiếp cận thành công Sao Mộc lần thứ ba
Mô phỏng tàu Juno khi tiếp cận Sao Mộc. (Ảnh: NASA).

Công cụ duy nhất không hoạt động khi Juno đạt đến điểm perijove là JIRAM. Đây là công cụ tiến hành cập nhật về các quá trình xử lý dữ liệu khoa học. JIRAM dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ điểm perijove thứ tư, tháng 2 năm sau.

Cũng trong buổi họp báo, các nhà khoa học ở NASA cho biết họ từng có ý định giảm số ngày của một vòng quỹ đạo Juno quanh Sao Mộc từ 53 ngày xuống còn 14 ngày. Việc rút ngắn thời gian sẽ khiến tàu ít sử dụng nhiêu liệu hơn. Tuy nhiên, sau một quá trình kiểm tra máy móc tổng thể, nhận thấy động cơ của tàu không cho phép việc bay nhanh đến thế.

Juno dự kiến sẽ bay quanh Sao Mộc trong 20 tháng tới, trong suốt thời gian này nó sẽ thu thập được không chỉ những điều chúng ta muốn biết về Sao Mộc, mà còn những điều chúng ta hoàn toàn chưa từng nghĩ đến về nó, hay xa hơn là liên hệ đến những ngoại hành tinh trong các hệ sao khác.

Tuy vậy, dù các thiết bị máy móc của Juno được bao bọc bởi các lớp bảo vệ đặc biệt, nhưng tuổi thọ của Juno có lẽ sẽ không kéo dài như dự kiến. Sao Mộc phóng ra lượng bức xạ khổng lồ chứa đầy các hạt ion hóa làm xói mòn Juno.

Việc này là không thể tránh khỏi và không thể khôi phục được, nếu nhận thấy Juno sắp phải kết thúc sứ mệnh, các nhà khoa học ở NASA sẽ tiến hành cho tàu tự rơi vào Sao Mộc để bốc cháy và hòa vào khí quyển của nó, tránh việc rơi vào các vệ tinh của Sao Mộc làm lây nhiễm vi khuẩn lên chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bản sao Mặt Trời

Bản sao Mặt Trời "ăn thịt" nhiều hành tinh trong hệ

Ngôi sao HIP68468 có kích thước, khối lượng, độ sáng tương tự Mặt Trời và mang nhiều dấu hiệu chứng tỏ nó từng nuốt gọn một số hành tinh trong hệ.

Đăng ngày: 17/12/2016
NASA phóng vào quỹ đạo 8 vệ tinh siêu nhỏ có thể dự báo bão

NASA phóng vào quỹ đạo 8 vệ tinh siêu nhỏ có thể dự báo bão

Theo thông báo của NASA, máy bay Stargazer L-1011 mang theo các vệ tinh nói trên đã cất cánh từ Căn cứ không quân Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ.

Đăng ngày: 16/12/2016
Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh

Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh

Nhóm khoa học gia và kỹ sư thuộc đại học Princeton đã phát triển thiết bị đặt trên mặt đất và được xem là bước tiến dài trong nghiên cứu các hành tinh ngoại thiên hà nhờ khả năng phân tách ánh sáng phản xạ từ các hành tinh xa xôi này.

Đăng ngày: 16/12/2016
Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước

Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước

Cỗ máy thời gian có thể không có thật, nhưng vì có một chuyên mục đặc biệt trong hồ sơ lưu trữ của tờ New York Times, chúng ta có thể tham khảo những tờ báo có thật đã được xuất bản cách đây nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 16/12/2016
NASA: Trái đất không được phòng bị hiểm họa thiên thạch va đập

NASA: Trái đất không được phòng bị hiểm họa thiên thạch va đập

Khả năng Trái đất chúng ta bị các hành tinh va vào là cực kì hiếm, nhưng thật ra nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi thảm họa này trở thành sự thật.

Đăng ngày: 15/12/2016
Mây chứa đá quý bao phủ hành tinh khí

Mây chứa đá quý bao phủ hành tinh khí

Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện một hành tinh khí ngoài hệ Mặt Trời bao quanh bởi những đám mây giàu khoáng chất tạo đá ruby và sapphire.

Đăng ngày: 14/12/2016
Thiên hà phát sáng rực rỡ khi sinh ra số sao gấp 4.500 lần Ngân Hà

Thiên hà phát sáng rực rỡ khi sinh ra số sao gấp 4.500 lần Ngân Hà

Thiên hà SPT0346-52, nằm cách Trái Đất 12,7 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm tạo ra số sao mới có tổng khối lượng gấp 4.500 lần dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 14/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News