Nhật Bản phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu cứng tân tiến
Tên lửa Epsilon sử dụng nhiên liệu cứng tân tiến của Nhật Bản đã được phóng thử thành công từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura.
Cơ quan khai thác không gian vũ trụ Nhật Bản (JAEA) ngày 20/12 cho biết, tên lửa Epsilon đã được phóng vào lúc 20h00 giờ địa phương (tức 18h giờ Hà Nội), vệ tinh ERG nghiên cứu vành đai bức xạ của Trái Đất đã tách ra vào lúc 20h15 và đi vào quỹ đạo.
Hình ảnh cuộc phóng tên lửa của Nhật Bản. (Ảnh: NHK).
Tên lửa Epsilon dài 26m, có ba tầng. Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu cứng thứ hai, sau khi tên lửa đầu tiên được phóng thành công vào năm 2013. Thiết kế đặc biệt trên cho phép tên lửa này có chi phí vận hành thấp và có thể phóng thường xuyên hơn so với các tên lửa chính H-2A và H-2B, vốn dùng nhiên liệu lỏng.
Tên lửa Epsilon là "hậu duệ" của tên lửa M5, vốn đã ngừng sử dụng từ năm 2006. Epsilon đã được nâng cấp để đem theo một vệ tinh nặng hơn 30%, với việc tầng hai của tên lửa chứa nhiều nhiên liệu hơn và mũi tên lửa rộng hơn cho phép mang vật lớn hơn. Epsilon có thể vận chuyển tới 590kg.
Trong nỗ lực giảm chi phí của Epsilon, các công nghệ như hệ thống kiểm soát tự động và kiểm tra di động thông qua hai đơn vị máy tính cá nhân đã được sử dụng. Chi phí đã được cắt giảm 5 tỷ yen (42 triệu USD) cho mỗi lần phóng, tức là chỉ bằng 2/3 chi phí phóng tên lửa M5.
Vệ tinh ERG sẽ quay trong quỹ đạo thông qua vành đai bức xạ và có nhiệm vụ quan sát các electron và điện từ trường để nghiên cứu hiện tượng khiến vệ tinh không hoạt động được và gây ngắt quãng thông tin.

Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước
Tàu thăm dò Dawn tiết lộ rằng tiểu hành tinh này có khoảng 30% nước ở các cực, giải thích cho những ngọn núi lửa băng và những điểm sáng kì lạ các nhà khoa học đã tìm thấy.

Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước
Cỗ máy thời gian có thể không có thật, nhưng vì có một chuyên mục đặc biệt trong hồ sơ lưu trữ của tờ New York Times, chúng ta có thể tham khảo những tờ báo có thật đã được xuất bản cách đây nhiều thập kỷ.

Cách quan sát mưa sao băng lớn nhất năm tại Việt Nam
Người xem không cần dùng bất kỳ thiết bị thiên văn nào vẫn có thể thấy rõ sao băng lớn nhất năm Geminids với 120 vệt một giờ lúc đạt cực điểm.

Phát hiện hàng trăm UFO rời mặt trăng?
Một người dùng YouTube tuyên bố đã quan sát được cảnh hàng trăm đĩa bay cất cánh khỏi bề mặt mặt trăng, tuy nhiên không rõ về độ xác thực.

Hướng dẫn chụp ảnh hiện tượng mưa sao băng
Khác với các hiện tượng thiên văn khác như Nhật thực, Nguyệt thực hay sao chổi - Mưa sao băng là một hiện tượng xảy ra với tần suất khá nhiều và dễ gây hứng thú cho những người chưa từng được quan sát.

Việt Nam sắp chế tạo vệ tinh radar
Vệ tinh LOTUSat-1 và LOTUSat-2 là hợp phần quan trọng trong dự án Trung tâm Vệ tinh quốc gia-dự án khoa học và công nghệ lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, với số tiền đầu tư là 600 triệu USD.
