Giáo sư nổi tiếng châu Âu giảng về “hạt của Chúa” tại Hà Nội

Chiều 18/7, GS. Pierre Darriulat, nhà khoa học từng công tác tại Tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN), đã có buổi giảng bài về vai trò của hạt Higgs boson, tức “hạt của Chúa” tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán.

Bài giảng có nhan đề "Vũ trụ trong chiếc nón", đề cập tới mối quan hệ giữa ba vấn đề lớn trong vật lý, và vai trò của việc khám phá ra hạt Higgs boson đã mở ra một chương mới trong ngành vật lý.


GS. Pierre Darriulat thuyết trình tại Viện
Nghiên cứu cao cấp về toán (Ảnh: Thu Loan)

GS. Ngô Bảo Châu, Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, cho biết đây là bài giảng đầu tiên trong chuỗi bài giảng Khoa học thưởng thức do Viện Nghiên cứu cao cấp về toán tổ chức, dành cho đối tượng bao gồm những người có kiên thức chung về khoa học, nhưng không nhất thiết có hiểu biết chuyên môn sâu trong lĩnh vực của bài giảng. Diễn giả là những nhà khoa học hàng đầu, có liên quan trực tiếp tới những vấn đề nóng hổi và những tiến bộ gần đây nhất trong lĩnh vực được đề cập tới.

GS. Darriulat khẳng định hạt boson Higgs vừa được công bố hồi đầu tháng cho phép giải thích cơ chế sinh ra khối lượng của các hạt cơ bản trong Mô hình chuẩn. Sự tồn tại của hạt Higgs được đưa ra như một giả thuyết trong những năm 1960. Nó là đối tượng của một cuộc săn đuổi kéo dài gần 50 năm và là một trong những lý do chính cho việc xây dựng máy gia tốc đối chùm hadron khổng lồ (LHC) ở CERN.

GS. Darriulat sống và làm việc ở Hà nội từ nhiều năm. Trước khi sang Việt Nam, ông làm việc ở CERN với cương vị Giám đốc nghiên cứu. Ông là phát ngôn viên của nhóm thực nghiệm UA2 mà kết quả nghiên cứu đã dẫn tới sự phát hiện ra hạt boson W và Z trong thập niên 1980.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News